Các hành vi nào bị nghiêm cấm nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình?
Người chuyển giới có được đăng ký kết hôn hay không?
Căn cứ Điều 37 Bộ luật Dân sự 2015 quy định chuyển đổi giới tính:
Chuyển đổi giới tính
Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
Căn cứ Điều 39 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình:
Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình
1. Cá nhân có quyền kết hôn, ly hôn, quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền xác định cha, mẹ, con, quyền được nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và các quyền nhân thân khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên gia đình.
Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha, mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha, mẹ của mình.
2. Cá nhân thực hiện quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình theo quy định của Bộ luật này, Luật hôn nhân và gia đình và luật khác có liên quan.
Căn cứ Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định điều kiện kết hôn:
Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Hiện nay, pháp luật không công nhận quan hệ hôn nhân cùng giới. Tuy nhiên, người chuyển giới được kết hôn với người cùng giới khi đã thực hiện chuyển đổi giới tính và đã đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người chuyển giới được kết hôn khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Đã chuyển đổi giới tính và đã đăng ký thay đổi hộ tịch về giới tính.
- Đủ tuổi theo quy định. Cụ thể như sau:
+ Nam từ đủ 20 tuổi trở lên;
+ Nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Việc kết hôn dựa trên tinh thần tự nguyện quyết định.
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn như sau:
+ Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
Các hành vi nào bị nghiêm cấm nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình? (Hình từ Internet)
Các hành vi nào bị nghiêm cấm nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình?
Theo khoản 3 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 chế độ hôn nhân và gia đình là toàn bộ những quy định của pháp luật về kết hôn, ly hôn; quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và những vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình thì nghiêm cấm các hành vi sau đây:
- Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người sau:
+ Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ;
+ Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
+ Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;
+ Giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
- Yêu sách của cải trong kết hôn;
- Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
- Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
- Bạo lực gia đình;
- Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn mới nhất 2024?
Căn cứ Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTP có quy định mẫu tờ khai đăng ký kết hôn như sau:
Tải về mẫu tờ khai đăng ký kết hôn Tại đây
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết CV, hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025? Trọn bộ hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025?
- Lời chúc phụ huynh dành cho cô giáo mầm non ngày 20 11 ý nghĩa?
- Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?
- Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như thế nào?