Vốn lưu động là gì? Vai trò của vốn lưu động đối với doanh nghiệp?

Tôi có một thắc mắc muốn được giải đáp: Vốn lưu động là gì? Vai trò của vốn lưu động đối với doanh nghiệp? Câu hỏi của anh Trung Kiên (thành phố Cam Ranh)

Vốn lưu động là gì? Vai trò của vốn lưu động đối với doanh nghiệp?

Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2020 chưa có quy định cụ thể về thuật ngữ vốn lưu động là gì hay còn gọi là tài sản lưu động.

Vốn lưu động là một khái niệm trong kế toán và tài chính, chỉ số tiền mà một công ty có sẵn để trả các chi phí hàng ngày và ngắn hạn.

Vốn lưu động được tính bằng công thức:

Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn - Nợ phải trả ngắn hạn

Trong đó:

Tài sản ngắn hạn là những tài sản có thời hạn sử dụng dưới 1 năm, bao gồm: tiền mặt và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác.

Nợ phải trả ngắn hạn là các khoản nợ có thời hạn thanh toán dưới 1 năm, bao gồm: các khoản phải trả cho người bán, các khoản vay ngắn hạn, các khoản phải trả cho người lao động, các khoản thuế và phí phải nộp.

Vốn lưu động có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, bao gồm:

Đảm bảo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể trả các khoản nợ phải trả ngắn hạn khi đến hạn.

Là nguồn tài chính linh hoạt để doanh nghiệp đầu tư vào các hoạt động kinh doanh mới hoặc mở rộng quy mô sản xuất hiện tại.

Giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Vốn lưu động được chia thành hai loại chính là:

Vốn lưu động dương: Khi vốn lưu động dương, doanh nghiệp có đủ nguồn tài chính để đáp ứng các nhu cầu thanh toán ngắn hạn và đầu tư phát triển.

Vốn lưu động âm: Khi vốn lưu động âm, doanh nghiệp đang phải sử dụng vốn dài hạn để đáp ứng các nhu cầu thanh toán ngắn hạn. Tình trạng này có thể dẫn đến nguy cơ phá sản cho doanh nghiệp.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!

Vốn lưu động là gì? Vai trò của vốn lưu động đối với doanh nghiệp?

Vốn lưu động là gì? Vai trò của vốn lưu động đối với doanh nghiệp? (Hình từ Internet)

Vốn điều lệ có phải là vốn lưu động không?

Căn cứ theo khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về giải thích từ ngữ cụ thể như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
33. Vốn có quyền biểu quyết là phần vốn góp hoặc cổ phần, theo đó người sở hữu có quyền biểu quyết về những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông.
34. Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Theo đó, dựa vào quy định trên có thể hiểu vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Như vậy, có thể khẳng định rằng vốn điều lệ không phải là vốn lựu động. Về căn bản 2 thuật ngữ này có hai đinh nghĩa hoàn toàn khác nhau, cụ thể:

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu và các thành viên công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty. Vốn điều lệ được ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Vốn lưu động là số tiền mà một công ty có sẵn để trả các chi phí hàng ngày và ngắn hạn. Vốn lưu động được tính bằng công thức đã phân tích tại mục 1.

Vốn điều lệ có thể là một phần của vốn lưu động, nhưng không phải toàn bộ vốn lưu động. Vốn điều lệ có thể được sử dụng để đầu tư vào các tài sản dài hạn, chẳng hạn như nhà xưởng, máy móc, thiết bị,... Những tài sản này không được coi là vốn lưu động.

Ngoài ra, vốn điều lệ có thể được sử dụng để trả các khoản nợ phải trả dài hạn. Khi đó, vốn điều lệ sẽ không còn được coi là vốn lưu động.

Do đó, có thể nói rằng vốn điều lệ là một nguồn vốn có thể được sử dụng để tạo ra vốn lưu động, nhưng không phải là vốn lưu động.

Khi luồng tiền từ hoạt động kinh doanh được điều chỉnh thì vốn lưu động thay đổi như thế nào?

Căn cứ theo điểm 4.1.2 khoản 4 Điều 114 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định khi luồng tiền từ hoạt động kinh doanh được điều chỉnh thì vốn lưu động thay đổi như:

- Các thay đổi trong kỳ báo cáo của khoản mục hàng tồn kho, các khoản phải thu, các khoản phải trả từ hoạt động kinh doanh;

- Các thay đổi của chi phí trả trước;

- Lãi tiền vay đã trả;

- Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp;

- Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh;

- Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh.

Trân trọng!

Doanh nghiệp
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Doanh nghiệp
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh trên không gian mạng cung cấp dịch vụ liên tục thông qua giao dịch từ xa phải cung cấp những thông tin nào cho người tiêu dùng?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ năm 2025, điều tra doanh nghiệp phải bảo đảm các yêu cầu gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Cục Thuế doanh nghiệp lớn cảnh báo tình trạng giả mạo thông tin cơ quan thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bảng kê vàng tiền tệ dùng cho doanh nghiệp theo Thông tư 200?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thẻ quầy hàng dùng cho doanh nghiệp theo Thông tư 200?
Hỏi đáp Pháp luật
Những ngành nào được loại trừ khỏi phạm vi điều tra doanh nghiệp từ năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian điều tra doanh nghiệp năm 2025 trên cả nước là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu sổ nhật ký sổ cái áp dụng cho doanh nghiệp siêu nhỏ theo Thông tư 132?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp được rút khỏi thỏa ước lao động tập thể ngành mà không cần sự đồng ý của tất cả người sử dụng lao động khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Công văn xin mở hóa đơn bị cưỡng chế mới nhất năm 2024 dành cho doanh nghiệp, ĐVKD?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Doanh nghiệp
Nguyễn Trần Cao Kỵ
3,214 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Doanh nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Doanh nghiệp

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản quy định về giao dịch liên kết mới nhất Những văn bản quan trọng về thuế thu nhập doanh nghiệp Click để xem toàn bộ văn bản liên quan đến mã số doanh nghiệp Tổng hợp văn bản quy định về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào