Mẫu biên bản tường trình tai nạn chuẩn pháp lý sử dụng nhiều nhất hiện nay?
Mẫu biên bản tường trình tai nạn chuẩn pháp lý sử dụng nhiều nhất hiện nay?
Biên bản tường trình tai nạn là văn bản được lập ra để ghi nhận toàn bộ diễn biến của một vụ tai nạn, bao gồm thời gian, địa điểm, nguyên nhân, diễn biến, hậu quả của vụ tai nạn. Biên bản này được lập ra bởi người trực tiếp chứng kiến hoặc tham gia vụ tai nạn.
Biên bản tường trình tai nạn có các mục đích sau:
- Xác định nguyên nhân vụ tai nạn: Biên bản tường trình tai nạn là cơ sở để xác định nguyên nhân vụ tai nạn, từ đó có biện pháp phòng ngừa tai nạn tương tự xảy ra trong tương lai.
- Làm căn cứ để giải quyết các vấn đề liên quan đến vụ tai nạn: Trong trường hợp có người bị thương hoặc thiệt hại về tài sản do tai nạn gây ra, biên bản tường trình tai nạn sẽ là căn cứ để giải quyết các vấn đề liên quan, chẳng hạn như bồi thường thiệt hại, xử lý vi phạm,...
Sau đây là mẫu biên bản tường trình tai nạn chuẩn pháp lý được sử dụng nhiều nhất hiện nay:
Tải về mẫu biên bản tường trình tai nạn chuẩn pháp lý được sử dụng nhiều nhất tại đây tải về
Mẫu biên bản tường trình tai nạn chuẩn pháp lý sử dụng nhiều nhất hiện nay? (Hình từ Internet)
Vượt xe như thế nào để không vi phạm pháp luật về an toàn giao thông đường bộ?
Theo Điều 14 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về vượt xe như sau:
[1] Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
[2] Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
[3] Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
[4] Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:
- Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;
- Khi xe điện đang chạy giữa đường;
- Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
[5] Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:
- Không bảo đảm các điều kiện để được vượt xe;
- Trên cầu hẹp có một làn xe;
- Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;
- Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
- Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;
- Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
Tài xế có được dừng xe trên cầu vượt không?
Theo khoản 4 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về dừng xe, đỗ xe trên đường bộ như sau:
Dừng xe, đỗ xe trên đường bộ
...
3. Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây:
a) Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;
b) Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;
c) Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó;
d) Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết;
đ) Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;
e) Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái;
g) Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.
4. Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:
a) Bên trái đường một chiều;
b) Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;
c) Trên cầu, gầm cầu vượt;
d) Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;
đ) Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
e) Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;
g) Nơi dừng của xe buýt;
h) Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;
i) Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;
k) Trong phạm vi an toàn của đường sắt;
l) Che khuất biển báo hiệu đường bộ.
Theo đó, khi tài xế lái xe trên cầu vượt sẽ không được phép dừng hay hay đỗ xe. Đây là hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và sẽ bị xử phạt theo quy định
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?