Hoạt động tài chính là gì? Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính là gì?

Cho tôi hỏi hoạt động tài chính và giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính là gì? Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính là gì? (Câu hỏi của anh Khánh - Gia Lai)

Hoạt động tài chính là gì?

Hiện nay hoạt động tài chính là gì thì vẫn chưa có nhiều người hiểu được rõ ràng. Do đó để tìm hiểu hoạt động tài chính có thể tham khảo nội dung sau:

Hoạt động tài chính là các hoạt động liên quan đến việc thu, chi, đầu tư và quản lý tài sản của một cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức, hoặc một quốc gia.

Các hoạt động tài chính bao gồm:

- Tài trợ: là hoạt động huy động vốn từ các nguồn khác nhau, chẳng hạn như vay nợ, phát hành cổ phiếu,...

- Đầu tư: là hoạt động sử dụng vốn để mua sắm tài sản, chẳng hạn như mua sắm tài sản cố định, mua cổ phiếu,...

- Quản lý tài sản: là hoạt động quản lý các tài sản hiện có, chẳng hạn như quản lý tiền mặt, quản lý hàng tồn kho,...

- Quản lý rủi ro tài chính: là hoạt động giảm thiểu các rủi ro tài chính, chẳng hạn như rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường,...

Hoạt động tài chính có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức, và quốc gia. Cụ thể:

- Đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư.

- Tạo ra lợi nhuận, thu nhập cho các chủ thể kinh tế.

- Giảm thiểu rủi ro tài chính.

Lưu ý: Nội dung này mang tính chất tham khảo!

Hoạt động tài chính là gì? Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính là gì?

Hoạt động tài chính là gì? Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính là gì? (hình từ Internet)

Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 165/2018/NĐ-CP quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính” là giao dịch điện tử giữa cơ quan, tổ chức, cá nhân trong các loại hoạt động nghiệp vụ: ngân sách nhà nước, ngân quỹ nhà nước, thuế, phí, lệ phí, thu khác của ngân sách nhà nước, dự trữ nhà nước, tài sản công, các quỹ tài chính nhà nước, đầu tư tài chính, tài chính doanh nghiệp, tài chính hợp tác xã, hải quan, kế toán, quản lý nhà nước về giá, chứng khoán, dịch vụ tài chính, dịch vụ kế toán, dịch vụ kiểm toán, kinh doanh bảo hiểm và các dịch vụ tài chính khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính. Việc thực hiện các hoạt động nghiệp vụ này theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
...

Theo đó, giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính là giao dịch điện tử giữa các bên trong các loại hoạt động nghiệp vụ như:

- Ngân sách nhà nước, ngân quỹ nhà nước, thuế, phí, lệ phí, thu khác của ngân sách nhà nước,

- Dự trữ nhà nước,

- Tài sản công,

- Các quỹ tài chính nhà nước,

- Đầu tư tài chính,

- Tài chính doanh nghiệp, tài chính hợp tác xã,

- Hải quan, kế toán,

- Quản lý nhà nước về giá, chứng khoán,

- Dịch vụ tài chính, dịch vụ kế toán, dịch vụ kiểm toán,

- Kinh doanh bảo hiểm

- Các dịch vụ tài chính khác

Các nguyên tắc cần tuân thủ khi giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính là gì?

Theo Điều 4 Nghị định 165/2018/NĐ-CP quy định về nguyên tắc giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính như sau:

Nguyên tắc giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 5 của Luật giao dịch điện tử; quy định của pháp luật chuyên ngành và các quy định pháp luật liên quan.
2. Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính thuộc thủ tục hành chính phải tuân thủ quy định của pháp luật về thủ tục hành chính và dịch vụ công trực tuyến.
3. Việc sử dụng chứng thư số và chữ ký số trong giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính phải tuân thủ quy định của pháp luật về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.

Theo đó, các nguyên tắc cần lưu ý khi giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính là:

[1] Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 5 của Luật Giao dịch điện tử 2005 gồm:

- Tự nguyện lựa chọn sử dụng phương tiện điện tử để thực hiện giao dịch.

- Tự thỏa thuận về việc lựa chọn loại công nghệ để thực hiện giao dịch điện tử.

- Không một loại công nghệ nào được xem là duy nhất trong giao dịch điện tử.

- Bảo đảm sự bình đẳng và an toàn trong giao dịch điện tử.

- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.

- Giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước phải tuân thủ các nguyên tắc tiến hành giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước

- Các nguyên tắc khác theo quy định của pháp luật có liên quan

[2] Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính thuộc thủ tục hành chính phải tuân thủ quy định của pháp luật về thủ tục hành chính và dịch vụ công trực tuyến.

[3] Việc sử dụng chứng thư số và chữ ký số trong giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính phải tuân thủ quy định của pháp luật về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.

Trân trọng!

Giao dịch điện tử
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giao dịch điện tử
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định 137/2024/NĐ-CP giao dịch điện tử của cơ quan Nhà nước và hệ thống thông tin phục vụ giao dịch?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 01/ĐK-T-VAN tờ khai đăng ký sử dụng dịch vụ T-VAN?
Hỏi đáp Pháp luật
Trình tự thực hiện đăng ký thay đổi, bổ sung thông tin giao dịch điện tử đối với cơ quan thuế như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các giao dịch điện tử thực hiện thông qua Hệ thống ACTS gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 01/ĐK-GD tờ khai đăng ký sử dụng phương thức giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/7/2024, ai là người nhận thông điệp dữ liệu giao dịch điện tử? Địa điểm nhận là ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử được phân loại theo các tiêu chí nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 2024, chuyển khoản trên 10 triệu đồng phải xác thực sinh trắc học?
Hỏi đáp Pháp luật
Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử theo quy định của Luật Giao dịch điện tử 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/07/2024 cơ quan nhà nước thực hiện các loại hình giao dịch điện tử nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giao dịch điện tử
Chu Tường Vy
8,675 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào