Quốc gia nào có dân số ít nhất thế giới?

Tôi có một thắc mắc muốn được giải đáp: Quốc gia nào có dân số ít nhất thế giới? Nội dung quản lý Nhà nước về dân số được quy định như thế nào? Câu hỏi của anh Thương (Hoài Nhơn)

Quốc gia nào có dân số ít nhất thế giới?

Quốc gia là chủ thể quan trọng của quan hệ pháp luật quốc tế. Quốc gia có chủ quyền, có biên giới lãnh thổ và dân cư riêng, có quyền tham gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế, ký kết các điều ước quốc tế, tham gia các tổ chức quốc tế,...

Hiện nay, thế giới có 195 quốc gia thuộc Liên Hiệp Quốc, bao gồm 193 quốc gia thành viên và 2 quốc gia quan sát viên là Thành Vatican và Palestine.

Các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc có quyền bình đẳng, có quyền tham gia vào các hoạt động của Liên Hiệp Quốc, có quyền bỏ phiếu tại các cơ quan của Liên Hiệp Quốc,...

Theo phân tích dựa trên số liệu của Liên hợp quốc, Ấn Độ đã vượt Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới vào ngày 14/4/2023. Dân số của Ấn Độ vào ngày đó là 1.425.782.975 người, trong khi dân số của Trung Quốc là 1.425.748.032 người.

Đó là, đang nói về quốc gia có dân số đông nhất thế giới. Vậy, bạn đã biết quốc gia nào có dân số ít nhất thế giới chưa? Bài viết tham khảo dưới đây sẽ giúp bạn biết được quốc gia nào có dân số ít nhất thế giới.

Hiện nay, quốc gia có dân số ít nhất thế giới là Vatican, với dân số khoảng 800 người. Thành Vatican là một quốc gia có chủ quyền nằm trong lòng thành phố Rome, Italia. Thành Vatican là trung tâm của Giáo hội Công giáo Rôma.

Dân số của Thành Vatican chủ yếu là các giáo sĩ và tu sĩ, cùng với một số người dân địa phương và nhân viên của các tổ chức quốc tế.

Dưới đây là danh sách một số quốc gia có dân số ít nhất thế giới:

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!

Quốc gia nào có dân số ít nhất thế giới?

Quốc gia nào có dân số ít nhất thế giới? (Hình từ Internet)

Nội dung quản lý Nhà nước về dân số được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 33 Pháp lệnh Dân số năm 2003 quy định về nội dung quản lý Nhà nước về dân số được quy định như sau:

[1] Xây dựng, tổ chức và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch và các biện pháp thực hiện công tác dân số;

[2] Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về dân số;

[3] Tổ chức, phối hợp thực hiện công tác dân số giữa các cơ quan nhà nước, đoàn thể nhân dân và các tổ chức, cá nhân tham gia công tác dân số;

[4] Quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ về tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý nhà nước về dân số;

[5] Tổ chức, quản lý công tác thu thập, xử lý, khai thác, lưu trữ thông tin, số liệu về dân số; công tác đăng ký dân số và hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; tổng điều tra dân số định kỳ;

[6] Tổ chức, quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác dân số;

[7] Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực dân số;

[8] Tổ chức, quản lý và thực hiện tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về dân số;

[9] Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dân số;

[10] Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về dân số.

Công dân phải có nghĩa vụ như thế nào khi thực hiện công tác dân số?

Theo Điều 4 Pháp lệnh Dân số năm 2003 quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân về công tác dân số cụ thể như sau:

Quyền và nghĩa vụ của công dân về công tác dân số
1. Công dân có các quyền sau đây:
a) Được cung cấp thông tin về dân số;
b) Được cung cấp các dịch vụ dân số có chất lượng, thuận tiện, an toàn và được giữ bí mật theo quy định của pháp luật;
c) Lựa chọn các biện pháp chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình và nâng cao chất lượng dân số;
d) Lựa chọn nơi cư trú phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Công dân có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện kế hoạch hoá gia đình; xây dựng quy mô gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững;
b) Thực hiện các biện pháp phù hợp để nâng cao thể chất, trí tuệ, tinh thần của bản thân và các thành viên trong gia đình;
c) Tôn trọng lợi ích của Nhà nước, xã hội, cộng đồng trong việc điều chỉnh quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư, nâng cao chất lượng dân số;
d) Thực hiện các quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến công tác dân số.

Theo đó, khi thực hiện công tác dân số, công dân phải có nghĩa vụ như sau:

- Thực hiện kế hoạch hoá gia đình;

- Xây dựng quy mô gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững;

- Thực hiện các biện pháp phù hợp để nâng cao thể chất, trí tuệ, tinh thần của bản thân và các thành viên trong gia đình;

- Tôn trọng lợi ích của Nhà nước, xã hội, cộng đồng trong việc điều chỉnh quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư, nâng cao chất lượng dân số;

- Thực hiện các quy định của Pháp lệnh Dân số năm 2003 và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến công tác dân số.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Khám phá thế giới
Nguyễn Trần Cao Kỵ
11,317 lượt xem
Khám phá thế giới
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Khám phá thế giới
Hỏi đáp Pháp luật
Liên minh Châu Âu sử dụng đồng tiền chung là gì? Có được khai thuế bằng đồng Euro hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Châu Âu có bao nhiêu quốc gia? Châu Âu gồm những nước nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Châu Á có bao nhiêu nước? Châu Á tiếp giáp với châu lục nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bao nhiêu nước trên thế giới không giáp biển? Đó là những nước nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quốc gia nào trên thế giới công nhận hôn nhân đồng giới hợp pháp? Pháp luật Việt Nam quy định điều kiện kết hôn là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Quốc kỳ là gì? Danh sách Quốc kỳ các nước Châu Á hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024 có bao nhiêu nhà nước xã hội chủ nghĩa?
Hỏi đáp Pháp luật
Hiện nay có bao nhiêu nước trên thế giới? Quốc gia nào giàu nhất thế giới dựa trên GDP bình quân?
Hỏi đáp Pháp luật
Các tỉnh thành Việt Nam giáp Trung Quốc là những tỉnh thành nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quốc gia nào có diện tích lớn nhất thế giới?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Khám phá thế giới có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tra cứu hỏi đáp liên quan
Khám phá thế giới

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khám phá thế giới

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào