Đổi sang thẻ căn cước thì thẻ CCCD, CMND có hiệu lực đến khi nào?

Cho tôi hỏi: Đổi sang thẻ căn cước thì thẻ CCCD, CMND có hiệu lực đến khi nào?- Câu hỏi của chị Lan (Hà Nội).

Đổi sang thẻ căn cước thì thẻ CCCD, CMND có hiệu lực đến khi nào?

Sáng 27/11/2023, Quốc hội đã thông qua dự án Luật Căn cước (có hiệu lực kể từ 1/7/2024).

Theo đó, từ ngày 01/7/2024, Luật Căn cước công dân sẽ chính thức đổi sang luật Căn cước và thẻ CCCD cũng sẽ có tên gọi mới là Thẻ căn cước.

Cụ thể, đối với CMND cũ vẫn có giá trị sử dụng thì sẽ được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024.

Thẻ CCCD, CMND hết hạn sử dụng từ ngày 15/1/2024 đến trước ngày 30/6/2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/6/2024.

Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý như: hộ chiếu, giấy phép lái xe, thẻ bảo hiểm y tế,... có sử dụng thông tin từ CMND, CCCD được giữ nguyên giá trị sử dụng cho đến khi hết hạn.

Cơ quan nhà nước không được yêu cầu công dân thay đổi, điều chỉnh thông tin về CMND, CCCD trong giấy tờ đã cấp.

Đổi sang thẻ căn cước thì thẻ CCCD, CMND có hiệu lực đến khi nào?

Đổi sang thẻ căn cước thì thẻ CCCD, CMND có hiệu lực đến khi nào? (Hình từ Internet)

Bỏ quê quán và vân tay trên thẻ căn cước từ ngày 01/7/2024?

Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 15 cũng vừa thông qua việc bỏ quê quán và vân tay trên thẻ căn cước và chỉ lưu trong cơ sở dữ liệu.

Cụ thể, thông tin thể hiện trên thẻ căn cước sẽ gồm có:

- Ảnh khuôn mặt;

- Số định danh cá nhân;

- Họ, chữ đệm và tên khai sinh;

- Ngày, tháng, năm sinh;

- Giới tính;

- Nơi đăng ký khai sinh;

- Quốc tịch;

- Nơi cư trú;

- Ngày cấp thẻ và hạn sử dụng.

- Mống mắt (phần hình tròn trong mắt), ADN, giọng nói;

- Nghề nghiệp sẽ được tích hợp trong cơ sở dữ liệu căn cước.

Độ tuổi nào phải đổi thẻ CCCD?

Tại Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014 có quy định về độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân như sau:

Độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
2. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Như vậy, thẻ CCCD phải được đổi ở độ tuổi đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

Tuy nhiên theo dự thảo Luật căn cước thì công dân Việt Nam đã được cấp thẻ căn cước phải thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ căn cước khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.

Thẻ CCCD bị tạm giữ trong trường hợp nào?

Tại Điều 28 Luật Căn cước công dân 2014 có quy định về thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân như sau:

Thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân bị thu hồi trong trường hợp công dân bị tước quốc tịch, thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
2. Thẻ Căn cước công dân bị tạm giữ trong trường hợp sau đây:
a) Người đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
b) Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù.
3. Trong thời gian bị tạm giữ thẻ Căn cước công dân, công dân được cơ quan tạm giữ thẻ Căn cước công dân cho phép sử dụng thẻ Căn cước công dân của mình để thực hiện giao dịch theo quy định của pháp luật.
Công dân được trả lại thẻ Căn cước công dân khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam, chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
4. Thẩm quyền thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân:
a) Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền thu hồi thẻ Căn cước công dân trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có thẩm quyền tạm giữ thẻ Căn cước công dân trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Như vậy, thẻ CCCD bị tạm giữ trong trường hợp sau:

- Người đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

- Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù.

Trân trọng!

Cấp lại thẻ căn cước công dân
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cấp lại thẻ căn cước công dân
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục cấp lại thẻ căn cước công dân do những cơ quan Nhà nước nào thực hiện?
Hỏi đáp Pháp luật
Đổi sang thẻ căn cước thì thẻ CCCD, CMND có hiệu lực đến khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thay đổi địa chỉ thường trú có phải xin cấp lại căn cước công dân không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào được miễn lệ phí cấp lại thẻ căn cước công dân? Công dân có thể đến nơi nào làm thủ tục cấp lại thẻ Căn cước công dân?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được giữ Chứng minh nhân dân khi đã có Căn cước công dân không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có phải làm lại căn cước công dân sau phẫu thuật thẩm mỹ? Thủ tục đổi căn cước công dân sau khi phẫu thuật thẩm mỹ như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Mồ côi cha thì sẽ được miễn lệ phí khi cấp lại thẻ CCCD?
Hỏi đáp pháp luật
Xin cấp lại thẻ CCCD có phải mang theo sổ hộ khẩu?
Hỏi đáp pháp luật
Cấp lại thẻ CCCD có mất phí hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Cấp lại CCCD có phải lấy dấu vân tay mới hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cấp lại thẻ căn cước công dân
Lương Thị Tâm Như
16,731 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Cấp lại thẻ căn cước công dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cấp lại thẻ căn cước công dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào