Thủ tục cấp lại thẻ căn cước công dân do những cơ quan Nhà nước nào thực hiện?

Cho hỏi: Thủ tục cấp lại thẻ căn cước công dân do những cơ quan Nhà nước nào thực hiện? Thẻ căn cước công dân có giá trị bao lâu? Câu hỏi của chị Diễm Phương (Phú Yên)

Thủ tục cấp lại thẻ căn cước công dân do những cơ quan Nhà nước nào thực hiện?

Theo Điều 26 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cụ thể như sau:

Nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
Công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:
1. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;
2. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
3. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;
4. Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.

Như vậy, theo quy định trên thì có 04 cơ quan Nhà nước làm thủ tục cấp lại thẻ Căn cước công dân, cụ thể:

[1] Cơ quan quản lý Căn cước công dân của Bộ Công an;

[2] Cơ quan quản lý Căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

[3] Cơ quan quản lý Căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;

[4] Cơ quan quản lý Căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.

Thủ tục cấp lại thẻ căn cước công dân do những cơ quan Nhà nước nào thực hiện?

Thủ tục cấp lại thẻ căn cước công dân do những cơ quan Nhà nước nào thực hiện? (Hình từ Internet)

Thẻ căn cước công dân có giá trị bao lâu?

Căn cứ tại Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân như sau:

Độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
2. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Theo đó, hiện nay pháp luật không có quy định về thời hạn của thẻ Căn cước công dân.

Tuy nhiên, theo quy định công dân phải đổi lại thẻ Căn cước công dân khi đủ 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.

Từ đó có thể hiểu rằng, thời hạn của Căn cước công dân được giới hạn theo từng mốc tuổi. Có nghĩa rằng thời hạn của Căn cước công dân có thể được tính kể từ ngày cấp đến ngày công dân đủ 25 tuổi, 40 tuổi hoặc 60 tuổi.

Trường hợp đã đổi thẻ trước mốc tuổi đổi thẻ theo quy định trong vòng 02 năm thì không cần phải đổi lại mà sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân được quy định như thế nào?

Theo Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân cụ thể như sau:

- Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

- Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân để kiểm tra về căn cước và các thông tin tại Điều 18 Luật Căn cước công dân 2014.

Được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ Căn cước công dân để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014.

- Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp thẻ Căn cước công dân.

Trân trọng!

Cấp lại thẻ căn cước công dân
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cấp lại thẻ căn cước công dân
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục cấp lại thẻ căn cước công dân do những cơ quan Nhà nước nào thực hiện?
Hỏi đáp Pháp luật
Đổi sang thẻ căn cước thì thẻ CCCD, CMND có hiệu lực đến khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thay đổi địa chỉ thường trú có phải xin cấp lại căn cước công dân không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào được miễn lệ phí cấp lại thẻ căn cước công dân? Công dân có thể đến nơi nào làm thủ tục cấp lại thẻ Căn cước công dân?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được giữ Chứng minh nhân dân khi đã có Căn cước công dân không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có phải làm lại căn cước công dân sau phẫu thuật thẩm mỹ? Thủ tục đổi căn cước công dân sau khi phẫu thuật thẩm mỹ như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Mồ côi cha thì sẽ được miễn lệ phí khi cấp lại thẻ CCCD?
Hỏi đáp pháp luật
Xin cấp lại thẻ CCCD có phải mang theo sổ hộ khẩu?
Hỏi đáp pháp luật
Cấp lại thẻ CCCD có mất phí hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Cấp lại CCCD có phải lấy dấu vân tay mới hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cấp lại thẻ căn cước công dân
Nguyễn Trần Cao Kỵ
211 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Cấp lại thẻ căn cước công dân
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào