Có cần lập biên bản tiếp công dân khi tiếp công dân không?

Cho tôi hỏi có cần lập biên bản tiếp công dân khi tiếp công dân không? Cơ quan Nhà nước nào có trách nhiệm tiếp công dân? (Câu hỏi của chị Trân - Bình Thuận)

Có cần lập biên bản tiếp công dân khi tiếp công dân không?

Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 04/2021/TT-TTCP quy định quy trình tiếp công dân như sau:

Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc trực tiếp tiếp công dân
1. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải trực tiếp tiếp công dân để lắng nghe, xem xét, giải quyết và chỉ đạo việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền của mình hoặc thuộc thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp dưới trong công tác tiếp công dân, xử lý đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
....
2. Việc tiếp công dân của người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải được công chức, viên chức giúp việc ghi chép đầy đủ vào Sổ tiếp công dân hoặc nhập thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc phần mềm quản lý công tác tiếp công dân và được lưu tại nơi tiếp công dân. Ý kiến chỉ đạo của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân phải được lập thành văn bản và gửi cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan để triển khai thực hiện theo đúng yêu cầu, nội dung chỉ đạo; ấn định thời gian giải quyết phù hợp với quy định của pháp luật và cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm giải quyết phải gửi kết quả giải quyết cho công dân được biết.
3. Khi tiếp công dân, nếu vụ việc rõ ràng, cụ thể, có cơ sở và thuộc thẩm quyền giải quyết thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải trả lời ngay cho công dân biết; nếu vụ việc phức tạp cần nghiên cứu, xem xét thì nói rõ thời hạn giải quyết và người cần liên hệ để biết kết quả giải quyết.
4. Kết thúc việc tiếp công dân, người đứng đầu cơ quan, đơn vị ra thông báo kết luận việc tiếp công dân.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì khi tiếp công dân thì không cần phải lập biên bản tiếp công dân.

Theo đó, việc tiếp công dân sẽ được công chức, viên chức giúp việc ghi chép đầy đủ vào Sổ tiếp công dân hoặc nhập thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc phần mềm quản lý công tác tiếp công dân và được lưu tại nơi tiếp công dân nên không cần phải lập biên bản khi tiếp công dân.

Có cần lập biên bản tiếp công dân khi tiếp công dân không?

Có cần lập biên bản tiếp công dân khi tiếp công dân không? (Hình từ Internet)

Trụ sở tiếp công dân là gì? Có bao nhiêu cấp?

Tại khoản 1 Điều 10 Luật Tiếp công dân 2013 có định nghĩa trụ sở tiếp công dân là nơi để công dân trực tiếp đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh với lãnh đạo Đảng, Nhà nước ở trung ương hoặc lãnh đạo Đảng, chính quyền ở địa phương;

Ngoài ra, trụ sở tiếp dân có đại diện của một số cơ quan, tổ chức tại trung ương hoặc địa phương tham gia tiếp công dân thường xuyên và là nơi để lãnh đạo Đảng, Nhà nước ở trung ương hoặc địa phương trực tiếp tiếp công dân trong những trường hợp cần thiết.

Mặt khác, trụ sở tiếp công dân bao gồm các cấp dưới đây:

- Trụ sở tiếp công dân ở trung ương.

- Trụ sở tiếp công dân ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Trụ sở tiếp công dân ở quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh.

Cơ quan Nhà nước nào có trách nhiệm tiếp công dân?

Căn cứ theo quy định khoản 1 Điều 4 Luật Tiếp công dân 2013, hiện nay, cơ quan Nhà nước có trách nhiệm tiếp công dân như sau:

- Chính phủ.

- Bộ, cơ quan ngang bộ; tổng cục và tổ chức tương đương; cục.

- Ủy ban nhân dân các cấp.

- Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

- Các cơ quan của Quốc hội.

- Hội đồng nhân dân các cấp.

- Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán nhà nước.

Trân trọng!

Tiếp công dân
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tiếp công dân
Hỏi đáp Pháp luật
Ban Tiếp công dân trung ương có chức năng như thế nào? Ban Tiếp công dân trung ương có những đơn vị trực thuộc nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải Mẫu sổ tiếp công dân trong ngành Giao thông vận tải mới nhất 2024 theo Thông tư 39?
Hỏi đáp Pháp luật
Người được giao nhiệm vụ tiếp công dân của Bộ Công thương có quyền như thế nào khi tiếp công dân?
Hỏi đáp Pháp luật
Người tiếp công dân của Bộ Công thương có nhiệm vụ gì khi tiếp công dân? Có được từ chối tiếp công dân có hành vi đe dọa mình không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người tiếp công dân có được từ chối tiếp công dân có hành vi đe dọa, xúc phạm người tiếp công dân không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người tiếp công dân phải làm gì khi từ chối tiếp công dân đang trong tình trạng say do dùng rượu bia?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách ghi sổ tiếp công dân theo Thông tư 04/2021? Thời hạn thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo của công dân là bao nhiêu ngày?
Hỏi đáp Pháp luật
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có phải ban hành nội quy, quy chế tiếp công dân hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ tịch UBND xã có bắt buộc phải tiếp công dân khi có nhiều người cùng đến kiến nghị không?
Hỏi đáp pháp luật
Chủ tịch UBND cấp huyện phải tiếp công dân trực tiếp mấy lần trong một tháng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tiếp công dân
Dương Thanh Trúc
6,136 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tiếp công dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tiếp công dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào