Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm có phải niêm yết công khai giá cung ứng dịch vụ việc làm cho người lao động tại trụ sở không?

Tôi muốn hỏi, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm có phải niêm yết công khai giá cung ứng dịch vụ việc làm cho người lao động tại trụ sở không? Câu hỏi từ chị Dung - Quảng Bình

Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm có phải niêm yết công khai giá cung ứng dịch vụ việc làm cho người lao động tại trụ sở không?

Căn cứ Điều 31 Nghị định 23/2021/NĐ-CP quy định trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm như sau:

Trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm
1. Niêm yết công khai bản sao được chứng thực từ bản chính giấy phép, quyết định thu hồi giấy phép tại trụ sở chính của doanh nghiệp.
2. Theo dõi tình trạng việc làm của người lao động do doanh nghiệp giới thiệu hoặc cung ứng tối thiểu 03 tháng hoặc trong thời gian thực hiện hợp đồng lao động (đối với những trường hợp thực hiện hợp đồng lao động dưới 03 tháng).
3. Lập, cập nhật, quản lý dữ liệu lao động đăng ký tư vấn, giới thiệu việc làm; người sử dụng lao động đăng ký tuyển lao động và thực hiện kết nối, chia sẻ khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
4. Doanh nghiệp thực hiện một phần hoặc toàn bộ quy trình hoạt động cung ứng dịch vụ việc làm bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác thì phải thực hiện theo quy định của Nghị định này và quy định của Chính phủ về thương mại điện tử.
5. Xây dựng giá cung ứng dịch vụ việc làm và niêm yết công khai giá cung ứng dịch vụ việc làm cho người lao động tại trụ sở của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Như vậy, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm phải xây dựng giá cung ứng dịch vụ việc làm và niêm yết công khai giá cung ứng dịch vụ việc làm cho người lao động tại trụ sở của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm có phải niêm yết công khai giá cung ứng dịch vụ việc làm cho người lao động tại trụ sở không?

Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm có phải niêm yết công khai giá cung ứng dịch vụ việc làm cho người lao động tại trụ sở không? (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm cung cấp cho thị trường lao động những dịch vụ gì?

Theo Điều 40 Luật Việc làm 2013 quy định về hoạt động của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm như sau:

Hoạt động của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm
1. Tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động, người sử dụng lao động.
2. Cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động.
3. Thu thập và cung cấp thông tin thị trường lao động.
4. Phân tích và dự báo thị trường lao động.
5. Đào tạo kỹ năng, dạy nghề theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện các chương trình, dự án về việc làm.

Như vậy, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm thực hiện các hoạt động sau:

- Tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động, người sử dụng lao động.

- Cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động.

- Thu thập và cung cấp thông tin thị trường lao động.

- Phân tích và dự báo thị trường lao động.

- Đào tạo kỹ năng, dạy nghề theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các chương trình, dự án về việc làm.

Doanh nghiệp không niêm yết công khai giá cung ứng dịch vụ việc làm cho người lao động tại trụ sở bị xử phạt thế nào?

Căn cứ Điều 7 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về dịch vụ việc làm như sau:

Vi phạm quy định về dịch vụ việc làm
...
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm có một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo tình hình hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định;
b) Không lập hoặc không cập nhật hoặc không quản lý dữ liệu lao động đăng ký tư vấn, giới thiệu việc làm và người sử dụng lao động đăng ký tuyển lao động; không thực hiện kết nối hoặc chia sẻ khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
c) Không xây dựng hoặc không niêm yết công khai giá cung ứng dịch vụ việc làm cho người lao động tại trụ sở của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
...

Như vậy, khi doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm có hành vi không niêm yết công khai giá cung ứng dịch vụ việc làm cho người lao động tại trụ sở của doanh nghiệp thì bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Lưu ý: Mức phạt tiền trên áp dụng đối với các hành vi vi phạm là mức phạt đối với tổ chức (khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

Điều kiện cấp giấy phép của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm là gì?

Theo Điều 14 Nghị định 23/2021/NĐ-CP quy định về điều kiện cấp giấy phép hoạt động của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm như sau:

Thứ nhất: Có địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh để tổ chức hoạt động dịch vụ việc làm thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định theo hợp đồng từ 03 năm (36 tháng) trở lên.

Thứ hai: Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 300.000.000 đồng (Ba trăm triệu đồng).

Thứ ba: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động dịch vụ việc làm phải bảo đảm điều kiện:

- Là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020;

- Không thuộc một trong các trường hợp sau đây: đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến dịch vụ việc làm;

- Có trình độ từ đại học trở lên hoặc đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý dịch vụ việc làm hoặc cung ứng lao động từ đủ 02 năm (24 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.

Trân trọng!

Doanh nghiệp
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Doanh nghiệp
Hỏi đáp Pháp luật
Dự phòng nợ phải thu khó đòi được hiểu như thế nào? Mức trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư được hiểu như thế nào? Đối tượng dự phòng tổn thất các khoản đầu tư khác là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp Nghị định hướng dẫn Luật Doanh nghiệp mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch nộp báo cáo bảo hiểm năm 2025 của doanh nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
CSR là viết tắt của từ gì? Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp gồm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
CFO là gì? CFO viết tắt của từ gì? Giám đốc công ty cổ phần có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp là gì? Có những loại hình doanh nghiệp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
COO là gì? COO là viết tắt của từ gì? Công ty TNHH 1 thành viên có được thuê Giám đốc để điều hành hoạt động kinh doanh của công ty không?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp nhỏ là gì? Một số thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp nhỏ là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ năng lực công ty gồm những gì? Hiện nay doanh nghiệp được hưởng những quyền lợi gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Doanh nghiệp
Nguyễn Thị Hiền
1,109 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào