Ý nghĩa của deadline trong công việc là gì?
Ý nghĩa của deadline trong công việc là gì?
Việc đặt deadline trong công việc mang lại rất nhiều lợi ích, bao gồm:
Tập trung và tránh bị phân tâm: Khi có deadline cụ thể, chúng ta sẽ có động lực để tập trung hoàn thành công việc, tránh bị phân tâm bởi các yếu tố bên ngoài.
Hoàn thành công việc hiệu quả: Deadline giúp chúng ta lên kế hoạch và phân bổ thời gian hợp lý, từ đó giúp chúng ta hoàn thành công việc đúng tiến độ và đạt chất lượng tốt.
Phát hiện sai sót: Deadline giúp chúng ta rà soát lại công việc trước khi hoàn thành, từ đó phát hiện và sửa chữa kịp thời những sai sót không đáng có.
Tìm ra phương pháp làm việc hiệu quả: Deadline buộc chúng ta phải tìm ra phương pháp làm việc tối ưu nhất để hoàn thành công việc trong thời gian quy định.
Đánh giá hiệu suất làm việc: Deadline là một trong những thước đo hiệu quả làm việc. Khi chúng ta luôn hoàn thành công việc đúng deadline, sẽ được đánh giá cao và có cơ hội thăng tiến trong công việc.
Đóng góp vào sự thành công chung: Deadline giúp chúng ta hoàn thành công việc đúng thời hạn, góp phần vào sự thành công chung của công ty, tổ chức.
Để đặt deadline hiệu quả, cần lưu ý những điều sau:
Xác định rõ mục tiêu và yêu cầu của công việc: Trước khi đặt deadline, cần xác định rõ mục tiêu và yêu cầu của công việc để có thể đặt ra deadline phù hợp.
Tính toán thời gian hợp lý: Cần tính toán thời gian hợp lý để hoàn thành công việc, bao gồm thời gian nghiên cứu, thời gian thực hiện, thời gian kiểm tra,...
Làm việc linh hoạt: Trong quá trình thực hiện công việc, cần linh hoạt điều chỉnh deadline cho phù hợp với tình hình thực tế.
Việc đặt deadline hiệu quả sẽ giúp nâng cao hiệu quả làm việc, góp phần vào sự thành công chung của tổ chức.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Ý nghĩa của deadline trong công việc là gì? (Hình từ Internet)
Người sử dụng lao động có được bắt buộc người lao động làm thêm giờ vì trễ deadline không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 59 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về sự đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ như sau:
Sự đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ
1. Trừ các trường hợp quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động, các trường hợp khác khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải được sự đồng ý của người lao động tham gia làm thêm về các nội dung sau đây:
a) Thời gian làm thêm;
b) Địa điểm làm thêm;
c) Công việc làm thêm.
2. Trường hợp sự đồng ý của người lao động được ký thành văn bản riêng thì tham khảo Mẫu số 01/PLIV Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
Mặc khác, tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định về làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt như sau:
Làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt
Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật này và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây:
1. Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
2. Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Như vậy, từ những quy định trên thì khi khi người sử dụng lao động tổ chức làm thêm giờ thì bắt buộc phải nhận được sự đồng ý của người lao động và phải có các nội dung như thời gian làm thêm, địa điểm làm thêm, công việc làm thêm.
Tuy nhiên, việc chậm deadline trong công việc không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019. Do đó mà người sử dụng lao động sẽ không được bắt buộc người lao động làm thêm giờ.
Người lao động chậm deadline trong công việc có bị phạt tiền không?
Theo Điều 124 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hình thức xử lý kỷ luật lao động cụ thể như sau:
Hình thức xử lý kỷ luật lao động
1. Khiển trách.
2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.
3. Cách chức.
4. Sa thải.
Như vậy, theo quy định trên thì người sử dụng lao động chỉ được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động bằng 04 hình thức, bao gồm:
- Khiển trách.
- Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.
- Cách chức.
- Sa thải.
Việc áp dụng hình thức kỷ luật phạt tiền đối với người lao động chậm deadline trong công việc là trái với quy định tại Điều 127 Bộ luật Lao động 2019.
Đồng thời, nếu xử lý kỷ luật bằng hình thức phạt tiền đối với người lao động thì người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm đ khoản 2 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất xây dựng công trình ngầm được quy định như thế nào?
- Từ 1/1/2025, tốc độ tối đa của xe máy trong khu vực đông dân cư là bao nhiêu?
- Người chưa đủ 15 tuổi có được sử dụng tài khoản thanh toán cá nhân không?
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thông qua người có ảnh hưởng thì người có ảnh hưởng có trách nhiệm gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở của Dân quân tự vệ từ ngày 22/12/2024 là gì?