Tỷ lệ kinh phí công đoàn cơ sở được sử dụng là bao nhiêu phần trăm?
Tỷ lệ kinh phí công đoàn cơ sở được sử dụng là bao nhiêu phần trăm?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Quy định về thu, chi, quản lý tài chính, tài sản tại công đoàn cơ sở ban hành kèm theo Quyết định 4290/QĐ-TLĐ năm 2022 được sửa đổi bởi Điều 2 Quyết định 8108/QĐ-TLĐ năm 2023 quy định về nguồn tài chính công đoàn cơ sở được sử dụng và phân bổ cho các khoản mục chi như sau:
Quyết định 8108/QĐ-TLĐ năm 2023 có hiệu lực từ niên độ tài chính năm 2023 và sửa đổi nội dung sử dụng số thu đoàn phí công đoàn quy định tại khoản 1 Điều 5 Quyết định 4290/QĐ-TLĐ năm 2022 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc ban hành quy định thu, chi, quản lý tài chính, tài sản tại công đoàn cơ sở.
Đồng thời, tại Điều 1 Quyết định 8108/QĐ-TLĐ năm 2023 Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quy định việc sử dụng số thu đoàn phí công đoàn cho các cấp công đoàn như sau:
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quy định việc sử dụng số thu đoàn phí công đoàn cho các cấp công đoàn như sau:
- Công đoàn cơ sở được sử dụng 70% số thu đoàn phí công đoàn.
- Các công đoàn cấp trên được sử dụng 30% số thu đoàn phí công đoàn.
Như vậy, từ những quy định trên thì tỷ lệ kinh phí công đoàn cơ sở được sử dụng là 70% theo quy định của pháp luật.
30% số thu đoàn phí công đoàn còn lại các công đoàn cấp trên được phép sử dụng.
Tuy nhiên, Tổng Liên đoàn Lao động cũng đã ban hành Quyết định 8086/QĐ-TLĐ năm 2023 quy định về nguyên tắc xây dựng và giao dự toán tài chính công đoàn năm 2024 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2024).
Theo tiết 1.2 Tiểu mục 1 Mục 2 Quyết định 8086/QĐ-TLĐ năm 2023 có quy định các đơn vị xây dựng dự toán số thu kinh phí công đoàn năm 2024 tăng 5% so với số ước thực hiện năm 2023.
Lưu ý: Quyết định 8086/QĐ-TLĐ năm 2023 có hiệu lực từ ngày 01/01/2024 đến 31/12/2024.
Tỷ lệ kinh phí công đoàn cơ sở được sử dụng là bao nhiêu phần trăm? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào phải đóng kinh phí công đoàn?
Theo Điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định về một số đối tượng sau đây phải đóng kinh phí công đoàn:
Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Công đoàn 2012 là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:
- Cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
- Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.
- Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Đầu tư 2020.
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.
- Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Đóng kinh phí công đoàn theo phương thức nào?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định về phương thức đóng kinh phí công đoàn như sau:
Phương thức đóng kinh phí công đoàn
1. Cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động thường xuyên đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
Kho bạc Nhà nước nơi cơ quan, đơn vị mở tài khoản giao dịch căn cứ giấy rút kinh phí công đoàn, thực hiện việc kiểm soát chi và chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của tổ chức công đoàn tại ngân hàng.
2. Tổ chức, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
3. Tổ chức, doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả tiền lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh đóng kinh phí công đoàn theo tháng hoặc quý một lần cùng với thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động trên cơ sở đăng ký với tổ chức công đoàn.
Theo đó, việc đóng kinh phi công đoàn được thực hiện mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
Đồng thời, cơ quan đơn vị sẽ đóng tại Kho bạc Nhà nước nơi cơ quan, đơn vị mở tài khoản giao dịch.
Đối với tổ chức, doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả tiền lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh thì đóng kinh phí công đoàn theo tháng hoặc quý 01 lần cùng với thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách tra cứu mã số thuế cá nhân mới nhất năm 2025: Chi tiết, đầy đủ?
- Link dự thi Cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh năm 2024?
- Đối tượng kê khai tài sản theo Nghị định 130?
- Lễ Tạ ơn là gì? Lễ Tạ ơn 2024 vào ngày nào? Lễ Tạ ơn ở Việt Nam có phải là ngày lễ lớn?
- Đã có Công văn 8726/VPCP-KGVX về nghỉ Tết Âm lịch và nghỉ lễ Quốc khánh 2025?