Tiêu chuẩn cụ thể của Chủ tịch công đoàn cơ sở cần đáp ứng là gì theo Hướng dẫn 28?
Tiêu chuẩn cụ thể của Chủ tịch công đoàn cơ sở cần đáp ứng là gì theo Hướng dẫn 28?
Căn cứ tiết 1.2 Tiểu mục 1 Mục 2 Hướng dẫn 28/HD-TLĐ năm 2021 quy định về tiêu chuẩn cụ thể của Chủ tịch công đoàn cơ sở cần đáp ứng là:
- Người được giới thiệu, ứng cử, đề cử ban chấp hành CĐCS lần đầu phải còn thời gian công tác đủ một nhiệm kỳ đại hội công đoàn.
- Ủy viên ban chấp hành CĐCS tái cử phải còn đủ thời gian công tác ít nhất phải đủ một nửa (1/2) nhiệm kỳ đại hội công đoàn.
+ Trường hợp thời gian công tác không còn đủ 1/2 nhiệm kỳ sẽ do công đoàn cấp trên trực tiếp và cấp ủy cùng cấp xem xét quyết định.
+ Trường hợp là chủ tịch CĐCS đương nhiệm, nếu không đủ tuổi tái cử chức danh chủ tịch CĐCS, do công đoàn cấp trên xin ý kiến cấp ủy đồng cấp (nếu có) quyết định.
- Đối với CĐCS doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ áp dụng các điều kiện nêu trên đối với cán bộ công đoàn chuyên trách; cán bộ công đoàn không chuyên trách thì căn cứ vào ý kiến giới thiệu tín nhiệm của đoàn viên từ dưới lên theo quy trình giới thiệu nhân sự nêu tại Mục 2.3 Hướng dẫn 28/HD-TLĐ năm 2021.
Ngoài ra, có thể ưu tiên giới thiệu, ứng cử, đề cử bầu ban chấp hành và chức danh chủ tịch CĐCS một số trường hợp sau:
- Đối với nhân sự bầu ủy viên ban chấp hành: ưu tiên giới thiệu, ứng cử, đề cử đoàn viên có thời gian tham gia công đoàn liên tục từ một năm trở lên, đóng đoàn phí đầy đủ, đáp ứng tiêu chuẩn chung và có trình độ chuyên môn hoặc trình độ tay nghề cao, có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
- Đối với nhân sự bầu chức danh chủ tịch: ưu tiên giới thiệu, ứng cử, đề cử đoàn viên là cán bộ công đoàn (từ tổ phó trở lên) đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của ủy viên ban chấp hành nêu trên, có thời gian làm cán bộ công đoàn từ 3 năm trở lên hoặc là người có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất hoặc trong hoạt động công đoàn.
- Trường hợp CĐCS mới thành lập, ưu tiên giới thiệu, ứng cử, đề cử những đoàn viên công đoàn tham gia ban vận động thành lập CĐCS hoặc đang là ủy viên ban chấp hành lâm thời đáp ứng đầy đủ điều kiện, tiêu chuẩn nêu trên.
Tiêu chuẩn cụ thể của Chủ tịch công đoàn cơ sở cần đáp ứng là gì theo Hướng dẫn 28? (Hình từ Internet)
Đối tượng được chi phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn cơ sở gồm những ai?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Quy định chế độ phụ cấp cán bộ công đoàn các cấp ban hành kèm theo Quyết định 5692/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định về phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn cơ sở như sau:
Điều 3. Phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn cơ sở
1. Đối tượng chi phụ cấp trách nhiệm
a) Chủ tịch công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận (nếu có);
b) Phó chủ tịch công đoàn cơ sở; công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận (nếu có);
c) Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở, ủy viên ban chấp hành công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận (nếu có);
d) Tổ trưởng, tổ phó công đoàn.
[...]
Như vậy, đối tượng được chi phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn cơ sở gồm có:
- Chủ tịch công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận (nếu có);
- Phó chủ tịch công đoàn cơ sở; công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận (nếu có);
- Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở, ủy viên ban chấp hành công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận (nếu có);
- Tổ trưởng, tổ phó công đoàn.
Nguyên tắc thực hiện chế độ phụ cấp đối với chủ tịch công đoàn cơ sở được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 2 Quy định chế độ phụ cấp cán bộ công đoàn các cấp ban hành kèm theo Quyết định 5692/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định về nguyên tắc thực hiện thực hiện chế độ phụ cấp đối với chủ tịch công đoàn cơ sở như sau:
- Đảm bảo đúng đối tượng, tiêu chuẩn, định mức trong phạm vi nguồn tài chính được sử dụng của đơn vị theo quy định của Tổng Liên đoàn. Nguồn chi phụ cấp của đơn vị có trong dự toán được duyệt và quyết toán công khai, minh bạch, đủ chứng từ theo quy định.
- Cán bộ công đoàn chuyên trách tham gia ban chấp hành, Ủy ban kiểm tra công đoàn nhiều cấp chỉ được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm cao nhất. Cán bộ công đoàn không chuyên trách tham gia ban chấp hành, Ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên được hưởng phụ cấp trách nhiệm của công đoàn cấp đó. Trong một cấp công đoàn, cán bộ giữ nhiều chức danh chỉ được hưởng một mức phụ cấp trách nhiệm cao nhất.
- Phụ cấp trách nhiệm và phụ cấp kiêm nhiệm trong quy định này không dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
- Người được hưởng phụ cấp theo quy định này khi thôi giữ chức vụ, nhiệm vụ được giao thì thôi hưởng phụ cấp từ tháng tiếp theo.
- Công đoàn cấp cơ sở được sử dụng tối đa 45% số thu đoàn phí công đoàn để lại công đoàn cơ sở dùng cho chi phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp kiêm nhiệm và chi lương cán bộ công đoàn chuyên trách (nếu có). Trường hợp chi không hết 45% đoàn phí để lại công đoàn cơ sở thì bổ sung chi thăm hỏi đoàn viên công đoàn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?