Có được trả lương khi đang tạm hoãn hợp đồng lao động không?

Cho hỏi: Có được trả lương khi đang tạm hoãn hợp đồng lao động không? Thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động có được tính để hưởng bảo hiểm xã hội không? Câu hỏi của chị Hà (Đà Lạt)

Có được trả lương khi đang tạm hoãn hợp đồng lao động không?

Căn cứ theo Điều 30 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động cụ thể như sau:

Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
1. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động bao gồm:
a) Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;
b) Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
c) Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc;
d) Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 138 của Bộ luật này;
đ) Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
e) Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
g) Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác;
h) Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.
2. Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

Theo đó, trong trường hợp đang tạm hoãn hợp đồng lao động thì người lao động sẽ không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động.

Tuy nhiên, nếu trường hợp khi giao kết hợp đồng lao động có đề cập đến vấn đề tạm hoãn hợp đồng vẫn được hưởng lương thì người lao động vẫn sẽ được nhận theo quy định của pháp luật.

Có được trả lương khi đang tạm hoãn hợp đồng lao động không?

Có được trả lương khi đang tạm hoãn hợp đồng lao động không? (Hình từ Internet)

Thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động có được tính để hưởng bảo hiểm xã hội không?

Theo khoản 4 Điều 42 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 có quy định về việc quản lý đối tượng như sau:

Quản lý đối tượng
...
3. Đơn vị được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất vẫn phải đóng vào quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quỹ BHYT, quỹ BHTN. Hết thời hạn được tạm dừng đóng, đơn vị tiếp tục đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo phương thức đã đăng ký và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Tiền đóng bù không bị tính lãi chậm đóng.
Trong thời gian được tạm dừng đóng, nếu có người lao động nghỉ việc, di chuyển hoặc giải quyết chế độ BHXH thì đơn vị đóng đủ tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN và tiền lãi chậm đóng (nếu có) đối với người lao động đó để xác nhận sổ BHXH.
4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
...

Như vậy, theo quy định trên thì trong thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động nếu người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì công ty sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội tháng đó cho người lao động và thời gian này cũng không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội.

Tuy nhiên, nếu thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động ít hơn 14 ngày thì người lao động vẫn đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó và thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động vẫn được tính để hưởng bảo hiểm xã hội.

Không trở lại làm việc sau thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động bị xử lí như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động như sau:

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;
c) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;
...

Như vậy, theo quy định trên thì người lao động không trở lại làm việc sau thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Lưu ý: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

Trân trọng!

Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Người sử dụng lao động có được từ chối nhận lại người lao động sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tạm hoãn hợp đồng lao động mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp đồng lao động được tạm hoãn thực hiện trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được trả lương khi đang tạm hoãn hợp đồng lao động không?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty có được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động khi người lao động bị khởi tố không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bắt buộc phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động với người lao động phải đi cai nghiện bắt buộc?
Hỏi đáp pháp luật
Quyền được làm việc khi hết thời hạn tạm hoãn HĐLĐ
Hỏi đáp pháp luật
Bố trí việc làm cho nhân viên sau thời gian tạm hoãn HĐLĐ như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Mẫu văn bản thỏa thuận tạm hoãn HĐLĐ
Hỏi đáp pháp luật
Bị tạm hoãn HĐLĐ vào tháng 5/2020 có được nhận trợ cấp Covid-19?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Nguyễn Trần Cao Kỵ
1,281 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào