Cơ sở dữ liệu là gì? 5 cơ sở dữ liệu mà người dân cần biết hiện nay?
Cơ sở dữ liệu là gì?
Theo khoản 10 Điều 3 Luật Giao dịch điện tử 2023 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2024) giải thích về cơ sở dữ liệu như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
10. Cơ sở dữ liệu là tập hợp các dữ liệu điện tử được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, chia sẻ, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử.
...
Theo đó, cơ sở dữ liệu là một tập hợp các dữ liệu có tổ chức liên quan đến nhau, thường được lưu trữ và truy cập điện tử từ hệ thống máy tính. Khi cơ sở dữ liệu phức tạp hơn, chúng thường được phát triển bằng cách sử dụng các kỹ thuật thiết kế và mô hình hóa chính thức.
Cơ sở dữ liệu là gì? 5 cơ sở dữ liệu mà người dân cần biết hiện nay? (Hình từ Internet)
5 cơ sở dữ liệu mà người dân cần biết hiện nay?
Hiện nay có 05 cơ sở dữ liệu mà người dân cần biết cụ thể là:
[1] Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật
Theo Điều 2 Nghị định 52/2015/NĐ-CP quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật như sau:
Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật
1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật là tập hợp các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi tắt là văn bản) dưới dạng văn bản điện tử do Chính phủ thống nhất quản lý, bao gồm các cơ sở dữ liệu thành phần: Cơ sở dữ liệu văn bản pháp luật Trung ương và Cơ sở dữ liệu văn bản pháp luật địa phương.
2. Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật được xây dựng thống nhất, dùng chung trên toàn quốc nhằm cung cấp chính xác, kịp thời văn bản phục vụ nhu cầu quản lý nhà nước, phổ biến pháp luật, nghiên cứu, tìm hiểu, áp dụng và thi hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Theo đó, cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật là tập hợp các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật dưới dạng văn bản điện tử do Chính phủ thống nhất quản lý
[2] Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư:
Theo khoản 4 Điều 3 Luật Căn cước công dân 2014 giải thích về cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư như sau:
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tập hợp thông tin cơ bản của tất cả công dân Việt Nam được chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
[3] Cơ sở dữ liệu căn cước công dân:
Theo khoản 5 Điều 3 Luật Căn cước công dân 2014 giải thích về cơ sở dữ liệu căn cước công dân như sau:
Cơ sở dữ liệu căn cước công dân là cơ sở dữ liệu chuyên ngành, tập hợp thông tin về căn cước công dân Việt Nam, được số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin và là bộ phận của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
[4] Cơ sở dữ liệu về cư trú:
Theo khoản 3 Điều 2 Luật Cư trú 2020 giải thích về cơ sở dữ liệu về cư trú như sau:
Cơ sở dữ liệu về cư trú là cơ sở dữ liệu chuyên ngành, tập hợp thông tin về cư trú của công dân, được số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin, được kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu khác theo quy định của pháp luật.
[5] Cơ sở dữ liệu về đăng ký doanh nghiệp:
Theo khoản 3 Điều 2 Quy chế quản lý và vận hành Hệ thống Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 1852/QĐ-BKHĐT năm 2012 giải thích về cơ sở dữ liệu về đăng ký doanh nghiệp như sau:
Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp là tập hợp dữ liệu về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc được lưu trữ, quản lý trong Hệ thống thông tin nghiệp vụ chuyên môn về đăng ký doanh nghiệp
Quy định về quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 40 Luật Giao dịch điện tử 2023 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2024) quy định về quản lý dữ liệu, cơ sở dữ liệu dùng chung như sau:
- Cơ sở dữ liệu quốc gia chứa dữ liệu chủ làm cơ sở tham chiếu, đồng bộ dữ liệu giữa các cơ sở dữ liệu của Bộ, ngành, địa phương;
- Dữ liệu chủ trong cơ sở dữ liệu quốc gia có giá trị sử dụng chính thức, tương đương văn bản giấy được cơ quan có thẩm quyền cung cấp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
- Dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia được chia sẻ với Bộ, ngành, địa phương phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp và các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội;
- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia. Danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia phải thể hiện được các nội dung cơ bản sau đây:
+ Tên cơ sở dữ liệu quốc gia;
+ Mục tiêu xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia;
+ Phạm vi dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia;
+ Thông tin về dữ liệu chủ của cơ sở dữ liệu quốc gia được lưu trữ và chia sẻ;
+ Đối tượng và mục đích sử dụng, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia;
+ Nguồn thông tin được xây dựng và cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia;
+ Phương thức chia sẻ dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia;
- Chính phủ quy định việc xây dựng, cập nhật, duy trì và khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia; quy định việc chia sẻ cơ sở dữ liệu quốc gia với cơ sở dữ liệu của cơ quan khác của Nhà nước.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp nào được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực và không giới hạn công suất lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ?
- Đơn giá bồi thường cây trồng tỉnh Khánh Hòa hiện nay?
- Danh mục thành phần hồ sơ trình ký về phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ theo Thông tư 55?
- 03 trường hợp Đảng viên không cần kiểm điểm cuối năm 2024 theo Quyết định 124-QĐ/TW?
- Trọn bộ Đáp án Tuần 8 Cuộc thi Chung tay vì an toàn giao thông năm 2024?