Đàm phán là gì? Bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản hay không?
- Đàm phán là gì?
- Trong thực hiện hợp đồng bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản hay không?
- Các bên có quyền đàm phán để thỏa thuận nội dung có trong hợp đồng không?
- Các bên có được đàm phán để thỏa thuận về địa điểm giao kết hợp đồng không?
Đàm phán là gì?
Hiện nay pháp luật không định nghĩa cụ thể đàm phán là gì.
Vậy đàm phán là gì? Có thể hiểu đàm phán là quá trình tương tác giữa hai hoặc nhiều bên để đạt được một thỏa thuận hoặc giải quyết một vấn đề cụ thể. Quá trình đàm phán diễn ra khi có những mâu thuẫn, hoặc những mối quan tâm chung cần giải quyết.
Quá trình đàm phán có thể diễn ra trong thời gian ngắn hoặc trong thời gian dài tuỳ vào tính chất, mức độ và lợi ích của các bên.
Đàm phán là cách để giải quyết xung đột, đạt được thỏa thuận bằng biện pháp hoà bình. Đàm phán được áp dụng trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Trong thực hiện hợp đồng bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản hay không?
Căn cứ quy định Điều 420 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản như sau:
Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
......
2. Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý.
3. Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án:
a) Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định;
b) Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi.
4. Trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, Tòa án giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý.
Quá trình đàm phán sửa đổi hợp đồng, Tòa án giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Đàm phán là gì? Bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản hay không? (Hình từ Internet)
Các bên có quyền đàm phán để thỏa thuận nội dung có trong hợp đồng không?
Căn cứ quy định Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nội dung của hợp đồng như sau:
Nội dung của hợp đồng
1. Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.
2. Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:
a) Đối tượng của hợp đồng;
b) Số lượng, chất lượng;
c) Giá, phương thức thanh toán;
d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
g) Phương thức giải quyết tranh chấp.
Như vậy, các bên trong hợp đồng có quyền đàm phán để thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.
Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:
- Đối tượng của hợp đồng;
- Số lượng, chất lượng;
- Giá, phương thức thanh toán;
- Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
- Phương thức giải quyết tranh chấp.
Các bên có được đàm phán để thỏa thuận về địa điểm giao kết hợp đồng không?
Căn cứ quy định Điều 399 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về địa điểm giao kết hợp đồng như sau:
Địa điểm giao kết hợp đồng
Địa điểm giao kết hợp đồng do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì địa điểm giao kết hợp đồng là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đã đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng.
Như vậy, bản chất của hợp đồng là một giao dịch dân sự.
Do đó các bên trong hợp đồng được quyền đàm phán để thỏa thuận với nhau về địa điểm giao kết hợp đồng.
Trường hợp nếu không có thỏa thuận thì địa điểm giao kết hợp đồng là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đã đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền tác giả được bảo hộ bao lâu kể từ thời điểm tác giả qua đời?
- Quy định về công tác trắc địa đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?
- Các cơ quan, đơn vị Cảnh sát giao thông nào có trách nhiệm tiếp nhận tin báo về tai nạn giao thông đường bộ?
- Theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, nhãn hiệu có thể được bảo hộ trong bao lâu?
- Hướng dẫn viết đơn xin thuê đất mới nhất hiện nay?