Có thể dùng căn cước công dân hoặc tài khoản định danh thay cho thẻ BHYT không?
Có thể dùng căn cước công dân hoặc tài khoản định danh thay cho thẻ BHYT không?
Căn cứ theo Mục 2, Mục 3 Công văn 3452/BHXH-CSYT năm 2023 đối với vấn đề này BHXH Việt Nam đề nghị BHXH các tỉnh thực hiện một số nội dung như sau:
2. Thủ tục KCB BHYT thực hiện theo quy định sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 75/2023/NĐ-CP:
Người tham gia BHYT khi KCB phải xuất trình thẻ BHYT có ảnh hoặc căn cước công dân; trường hợp xuất trình thẻ BHYT chưa có ảnh thì phải xuất trình thêm một trong các giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc giấy xác nhận của công an cấp xã hoặc giấy tờ khác có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi quản lý học sinh, sinh viên; các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác hoặc giấy tờ được định danh điện tử mức độ 2 theo quy định tại Nghị định số 59/2022/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định về định danh và xác thực điện tử.
3. Thanh toán chi phí KCB BHYT trong giai đoạn chuyển tiếp thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 75/2023/NĐ-CP:
Người tham gia bảo hiểm y tế vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để điều trị trước ngày Nghị định này có hiệu lực nhưng ra viện từ ngày Nghị định này có hiệu lực thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trong phạm vi được hưởng và mức hưởng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế, theo quy định tại các điểm b, c, d, đ, g và h khoản 1, các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 14 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP và quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định này.
Như vậy, về thủ tục KCB BHYT, theo sửa đổi tại Nghị định 75/2023/NĐ-CP, trường hợp không xuất trình được thẻ BHYT có ảnh khi đi khám chữa bệnh thì có thể thay bằng CCCD hoặc giấy tờ được định danh điện tử mức 2 theo quy định tại Nghị định 59/2022/NĐ-CP.
Đối với người đã điều trị trước ngày Nghị định 75/2023/NĐ-CP có hiệu lực nhưng ra viện từ ngày Nghị định 75/2023/NĐ-CP có hiệu lực thì được quỹ BHYT thanh toán trong phạm vi được hưởng và mức hưởng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế 2008, theo quy định tại các điểm b, c, d, đ, g và h khoản 1, các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP và quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 75/2023/NĐ-CP.
Do đó, khi đi khám chữa bệnh có thể dùng căn cước công dân hoặc tài khoản định danh thay cho thẻ BHYT theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Công văn 3452/BHXH-CSYT năm 2023 hướng dẫn việc cấp, đổi thẻ BHYT, chuyển đổi mã quyền lợi hưởng BHYT theo quy định sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 75/2023/NĐ-CP dành cho các nhóm người sau:
- Người tham gia kháng chiến;
- Người phục vụ người có công cách mạng;
- Người dân ở xã an toàn khu;
- Người dân tộc thiểu số;...
Có thể dùng căn cước công dân hoặc tài khoản định danh thay cho thẻ BHYT không? (Hình từ Internet)
Bao nhiêu tuổi được làm căn cước công dân?
Đầu tiên, tại khoản 1 Điều 17 Hiến pháp 2013 có quy định công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.
Đồng thời tại Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về người được cấp thẻ Căn cước công dân và số thẻ Căn cước công dân cụ thể như sau:
Người được cấp thẻ Căn cước công dân và số thẻ Căn cước công dân
1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.
2. Số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân.
Từ những quy định trên, công dân từ đủ 14 tuổi trở lên sẽ được phép làm căn cước công dân.
Đồng thời, số thẻ Căn cước công dân cũng sẽ là số định danh cá nhân.
Nội dung thể hiện trên thẻ căn cước công dân gồm những gì?
Theo khoản 1 Điều 18 Luật Căn cước công dân 2014 quy định nội dung thể hiện trên thẻ căn cước công dân bao gồm như sau:
Nội dung thể hiện trên thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân gồm thông tin sau đây:
a) Mặt trước thẻ có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc; dòng chữ “Căn cước công dân”; ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn;
b) Mặt sau thẻ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.
2. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể về quy cách, ngôn ngữ khác, hình dáng, kích thước, chất liệu của thẻ Căn cước công dân.
Theo đó, nội dung thể hiện trên thẻ căn cước công dân bao gồm sau đây:
- Mặt trước thẻ có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc;
Dòng chữ “Căn cước công dân”; ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn;
- Mặt sau thẻ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?