Quà tặng 20 tháng 11 có giá trị bằng hiện vật nếu giáo viên không thể từ chối thì có thể xử lý thế nào?
- Giáo viên nhận quà tặng 20 tháng 11 từ phụ huynh và học sinh có phải là hành vi tham nhũng không?
- Đối với quà tặng 20 tháng 11 có giá trị bằng hiện vật nếu giáo viên không thể từ chối thì có thể xử lý thế nào?
- Ngày 20 tháng 11, giáo viên nhận phong bì từ phụ huynh học sinh thì có thể bị buộc thôi việc không?
Giáo viên nhận quà tặng 20 tháng 11 từ phụ huynh và học sinh có phải là hành vi tham nhũng không?
Tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
Vụ lợi là việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng được quy định cụ thể tại khoản 7 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018.
Theo đó, tại Điều 22 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định về tặng quà và nhận quà tặng như sau:
Tặng quà và nhận quà tặng
...
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình.
...
Như vậy, việc giáo viên là người có chức vụ, quyền hạn, nếu vì lợi dụng chức vụ, quyền hạn mà nhận hối lộ của cha mẹ học sinh có thể được xem là hành vi tham nhũng.
Đối với quà tặng 20/11 có giá trị bằng hiện vật nếu giáo viên không thể từ chối thì có thể xử lý thế nào? (Hình từ Internet)
Đối với quà tặng 20 tháng 11 có giá trị bằng hiện vật nếu giáo viên không thể từ chối thì có thể xử lý thế nào?
Tại Điều 26 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định về báo cáo, nộp lại quà tặng như sau:
Báo cáo, nộp lại quà tặng
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị khi nhận được quà tặng không đúng quy định thì phải từ chối; trường hợp không từ chối được thì phải giao lại quà tặng cho bộ phận chịu trách nhiệm quản lý quà tặng của cơ quan, đơn vị đó để xử lý theo quy định tại Điều 27 của Nghị định này.
...
Tại Điều 27 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định xử lý quà tặng như sau:
Xử lý quà tặng
1. Đối với quà tặng bằng tiền, giấy tờ có giá thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức tiếp nhận, bảo quản và làm thủ tục nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Đối với quà tặng bằng hiện vật, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận, bảo quản và xử lý như sau:
a) Xác định giá trị của quà tặng trên cơ sở giá của quà tặng do cơ quan, đơn vị, cá nhân tặng quà cung cấp (nếu có) hoặc giá trị của quà tặng tương tự được bán trên thị trường. Trong trường hợp không xác định được giá trị của quà tặng bằng hiện vật thì có thể đề nghị cơ quan có chức năng xác định giá;
b) Quyết định bán quà tặng và tổ chức công khai bán quà tặng theo quy định của pháp luật;
c) Nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu được sau khi trừ đi chi phí liên quan đến việc xử lý quà tặng trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bán quà tặng.
......
Như vậy, đối với quà tặng bằng hiện vật mà không từ chối nhận được thì, giáo viên phải giao lại cho bộ phận chịu trách nhiệm quản lý quà tặng của cơ quan. Thủ tưởng cơ quan tiếp nhận, bảo quản và xử lý như sau:
- Xác định giá trị của quà tặng trên cơ sở giá của quà tặng do cơ quan, đơn vị, cá nhân tặng quà cung cấp (nếu có) hoặc giá trị của quà tặng tương tự được bán trên thị trường. Trong trường hợp không xác định được giá trị của quà tặng bằng hiện vật thì có thể đề nghị cơ quan có chức năng xác định giá;
- Quyết định bán quà tặng và tổ chức công khai bán quà tặng theo quy định của pháp luật;
- Nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu được sau khi trừ đi chi phí liên quan đến việc xử lý quà tặng trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bán quà tặng.
Ngày 20 tháng 11, giáo viên nhận phong bì từ phụ huynh học sinh thì có thể bị buộc thôi việc không?
Trường hợp áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức được nêu tại Điều 19 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức
Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với viên chức quản lý hoặc cảnh cáo đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý mà tái phạm;
2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Nghị định này;
3. Viên chức quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này;
4. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
5. Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có xác nhận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, ngày 20 tháng 11, giáo viên nhận phong bì từ phụ huynh học sinh thì có thể bị buộc thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên.
- Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với viên chức quản lý hoặc cảnh cáo đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý nhân phong bì mà tái phạm;
- Có hành vi nhận phong bì lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?