Giấy ủy quyền ký thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ do ai cấp?

Tôi có thắc mắc, giấy ủy quyền ký thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ do ai cấp? Nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế là gì? Câu hỏi từ chị Thùy Linh - Bến Tre

Thỏa thuận quốc tế là gì? Ai có thẩm quyền ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 thì thỏa thuận quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản về hợp tác quốc tế giữa bên ký kết Việt Nam trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình với bên ký kết nước ngoài, không làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế.

Theo Điều 8 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 quy định thẩm quyền ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ như sau:

- Chủ tịch nước quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước.

- Thủ tướng Chính phủ quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Chính phủ.

Giấy ủy quyền ký thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ do ai cấp?

Giấy ủy quyền ký thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ do ai cấp? (Hình từ Internet)

Giấy ủy quyền ký thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ do ai cấp?

Căn cứ Điều 10 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 quy định Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cấp Giấy ủy quyền ký thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ trên cơ sở văn bản đồng ý của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, trừ trường hợp thỏa thuận quốc tế do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ký.

Nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế là gì?

Theo Điều 3 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 quy định nguyên tắc quốc tế và thực hiện thỏa thuận quốc tế như sau:

- Phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, lợi ích quốc gia, dân tộc, đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; tuân thủ nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia và các nguyên tắc cơ bản khác của pháp luật quốc tế.

- Việc ký kết thỏa thuận quốc tế không được làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế; không được ký kết thỏa thuận quốc tế về các vấn đề phải thực hiện thông qua việc ký kết điều ước quốc tế theo quy định của pháp luật.

- Đảm đảm yêu cầu về đối ngoại và hiệu quả của thỏa thuận quốc tế được ký kết, trong phạm vi nguồn kinh phí ngân sách nhà nước được giao hoặc tự chủ theo quy định của pháp luật.

- Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức ký kết thỏa thuận quốc tế và tuân thủ trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế quy định tại Luật Thỏa thuận quốc tế 2020.

- Việc ký kết thỏa thuận quốc tế của các cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 2 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 không được ràng buộc trách nhiệm thực hiện của Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ hoặc cơ quan, tổ chức Việt Nam không ký kết thỏa thuận quốc tế đó.

- Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới chỉ ký kết thỏa thuận quốc tế với bên ký kết nước ngoài là chính quyền địa phương cấp tương đương về giao lưu, trao đổi thông tin, kết nghĩa, hợp tác thực hiện quản lý biên giới phù hợp với điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Bên ký kết Việt Nam có trách nhiệm thực hiện thỏa thuận quốc tế được ký kết, đồng thời có quyền yêu cầu bên ký kết nước ngoài cũng phải thực hiện thỏa thuận quốc tế đó trên tinh thần hữu nghị, hợp tác.

Trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ quy định thế nào?

Căn cứ Điều 9 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 quy định về trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ bao gồm:

Bước 1: Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ gửi hồ sơ đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ để lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến thỏa thuận quốc tế đó.

Bước 2: Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại Điều 27 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020.

Bước 3: Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm nghiên cứu tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến, hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với thỏa thuận quốc tế nhân danh Chính phủ; kiến nghị Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định đối với thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước.

Bước 4: Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ quyết định và tiến hành ký kết hoặc ủy quyền cho một người khác ký thỏa thuận quốc tế. Trên cơ sở quyết định bằng văn bản của Chủ tịch nước hoặc Thủ tướng Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức việc ký kết thỏa thuận quốc tế.

Bước 5: Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ báo cáo Chủ tịch nước hoặc Thủ tướng Chính phủ bằng văn bản, gửi bản sao thỏa thuận quốc tế cho Bộ Ngoại giao và cơ quan, tổ chức có liên quan trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thỏa thuận quốc tế được ký kết.

Trân trọng!

Ủy quyền
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Ủy quyền
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 01/7/2025, văn bản ủy quyền nhận lương hưu chỉ có hiệu lực tối đa là 12 tháng kể từ ngày lập?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy ủy quyền có phải là văn bản hành chính không? Mẫu Giấy ủy quyền viết tay đầy đủ mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy ủy quyền công ty cho cá nhân mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy ủy quyền vay vốn ngân hàng mới nhất 2024? Nhu cầu vay vốn nào không được Ngân hàng cho vay?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy ủy quyền ký thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ do ai cấp?
Hỏi đáp Pháp luật
Người ủy quyền chết thì giấy ủy quyền còn hiệu lực không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy ủy quyền khiếu nại chuẩn pháp lý mới nhất 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty có được đại diện nhận ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho nhiều người được không?
Hỏi đáp pháp luật
Hợp đồng ủy quyền có còn hiệu lực khi một bên chết không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chưa đủ 18 tuổi có thể đại diện theo ủy quyền không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Ủy quyền
Nguyễn Thị Hiền
392 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Ủy quyền

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ủy quyền

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Quy định về Phòng, chống tác hại của rượu bia mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào