Giấy ủy quyền có phải là văn bản hành chính không? Mẫu Giấy ủy quyền viết tay đầy đủ mới nhất 2024?

Giấy ủy quyền có phải là văn bản hành chính không? Mẫu Giấy ủy quyền viết tay đầy đủ mới nhất 2024 như thế nào?

Giấy ủy quyền có phải là văn bản hành chính không?

Căn cứ Điều 7 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định các loại văn bản hành chính như sau:

Các loại văn bản hành chính
Văn bản hành chính gồm các loại văn bản sau: Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận, giấy ủy quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo, thư công.

Theo đó tại Điều 2 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Đối tượng áp dụng
1. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp nhà nước (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức).
2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp căn cứ quy định của Nghị định này và các quy định của Đảng, của pháp luật có liên quan để áp dụng cho phù hợp.

Như vậy, giấy ủy quyền của cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có thể là văn bản hành chính.

Giấy ủy quyền có phải là văn bản hành chính không? Mẫu Giấy ủy quyền viết tay đầy đủ mới nhất 2024?

Giấy ủy quyền có phải là văn bản hành chính không? Mẫu Giấy ủy quyền viết tay đầy đủ mới nhất 2024? (Hình từ Internet)

Mẫu Giấy ủy quyền viết tay mới nhất 2024?

Quy định hiện nay chưa có định nghĩa chính thức về giấy ủy quyền, tuy nhiên, đối chiếu với Bộ luật Dân sự 2015, có thể hiểu giấy ủy quyền và văn bản giữa cá nhân với nhau hoặc cá nhân với tổ chức để xác lập quyền đại diện cho cá nhân/tổ chức ủy quyền.

Giấy ủy quyền hiện nay có thể thực hiện dưới 02 mẫu:

- Mẫu Giấy ủy quyền viết tay;

- Mẫu Giấy ủy quyền đánh máy.

Tuy nhiên, dù dưới dạng mẫu Giấy ủy quyền viết tay hay đánh máy thì vẫn cần đảm bảo các nội dung bao gồm:

- Thông tin các bên

- Nội dung ủy quyền: tên công việc được ủy quyền, phạm vi ủy quyền, thời hạn ủy quyền, quyền hạn của bên được ủy quyền...

- Thời hạn ủy quyền

- Chữ ký của bên ủy quyền

...

Dưới đây là Mẫu Giấy ủy quyền viết tay tham khảo:

Tải Mẫu Giấy ủy quyền viết tay mới nhất 2024 Tại đây

Các bên được đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền trong trường hợp nào?

Theo quy định Điều 569 Bộ luật Dân sự 2015, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền được thực hiện trong trường hợp sau:

Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền
1. Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.
Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.
2. Trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có.

Như vậy, các bên được đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền trong trường hợp như sau:

[1] Trường hợp ủy quyền có thù lao: Bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại.

- Nếu ủy quyền không có thù lao: Bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.

- Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng. Nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.

[2] Trường hợp ủy quyền không có thù lao:

- Bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý.

- Nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có.

Bên được ủy quyền có quyền và nghĩa vụ như thế nào?

Căn cứ theo Bộ luật Dân sự 2015, bên ủy quyền có quyền và nghĩa vụ như sau:

[1] Về quyền (theo Điều 565 Bộ luật Dân sự 2015)

- Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó.

- Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền.

- Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền.

- Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền.

- Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

- Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ.

[2] Về nghĩa vụ (theo Điều 566 Bộ luật Dân sự 2015).

- Yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc ủy quyền.

- Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền; hưởng thù lao, nếu có thỏa thuận.

Trân trọng!

Ủy quyền
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Ủy quyền
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 01/7/2025, văn bản ủy quyền nhận lương hưu chỉ có hiệu lực tối đa là 12 tháng kể từ ngày lập?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy ủy quyền có phải là văn bản hành chính không? Mẫu Giấy ủy quyền viết tay đầy đủ mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy ủy quyền công ty cho cá nhân mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy ủy quyền vay vốn ngân hàng mới nhất 2024? Nhu cầu vay vốn nào không được Ngân hàng cho vay?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy ủy quyền ký thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ do ai cấp?
Hỏi đáp Pháp luật
Người ủy quyền chết thì giấy ủy quyền còn hiệu lực không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy ủy quyền khiếu nại chuẩn pháp lý mới nhất 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty có được đại diện nhận ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho nhiều người được không?
Hỏi đáp pháp luật
Hợp đồng ủy quyền có còn hiệu lực khi một bên chết không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chưa đủ 18 tuổi có thể đại diện theo ủy quyền không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Ủy quyền
Nguyễn Thị Hiền
2,687 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào