Quy mô dân số của các tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi Bắc Bộ là bao nhiêu?
Quy mô dân số của các tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi Bắc Bộ là bao nhiêu?
Hiện nay, theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, quy mô dân số của các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ năm 2023 như sau:
Tỉnh | Dân số | Mật độ dân số |
Hà Giang | 793.000 | 134 người/km² |
Cao Bằng | 574.000 | 111 người/km² |
Lào Cai | 747.000 | 140 người/km² |
Bắc Kạn | 287.000 | 43 người/km² |
Lạng Sơn | 908.000 | 136 người/km² |
Tuyên Quang | 837.000 | 110 người/km² |
Yên Bái | 838.000 | 114 người/km² |
Thái Nguyên | 1,41 triệu | 235 người/km² |
Phú Thọ | 2,22 triệu | 263 người/km² |
Bắc Giang | 2,31 triệu | 355 người/km² |
Lai Châu | 469.000 | 50 người/km² |
Điện Biên | 554.000 | 105 người/km² |
Sơn La | 1,21 triệu | 162 người/km² |
Hòa Bình | 895.000 | 123 người/km² |
Quảng Ninh | 1,41 triệu | 157 người/km2 |
Như vậy, theo thống kê thì dân số của tỉnh Bắc Giang là lớn nhất với 2.31 triệu người, mật độ dân số là 355 người/km² và tỉnh có ít dân nhất là Bắc Kạn với 287.000 người, mật độ dân số là 43 người/km².
Nội dung thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Quy mô dân số của các tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi Bắc Bộ là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Yêu cầu các ngân hàng đáp ứng kịp thời vốn cho sản xuất, kinh doanh trên địa bàn vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
Theo Tiểu mục 4 Mục 2 Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Nghị quyết 96/NQ-CP năm 2022 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ban hành kèm theo Quyết định 1669/QĐ-NHNN năm 2022 như sau:
Điều hành tín dụng phù hợp với khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, đáp ứng kịp thời vốn cho sản xuất, kinh doanh; chỉ đạo các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro (Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu), trong đó tập trung vào một số nội dung sau:
- Điều hành tín dụng phù hợp với khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, đáp ứng kịp thời vốn cho sản xuất, kinh doanh.
- Chỉ đạo các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cân đối vốn, tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, các lĩnh vực có thế mạnh của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Đẩy mạnh chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp nhằm tăng cường thông tin, nắm bắt nhu cầu, kịp thời xử lý khó khăn vướng mắc trong quan hệ tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn tín dụng của người dân, doanh nghiệp.
Mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đến 2030 vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
Theo Tiểu mục 2 Mục 2 Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ban hành kèm theo Nghị quyết 96/NQ-CP 2022 về giải pháp và nhiệm vụ như sau:
Đến năm 2030, hoàn thành các tuyến đường bộ cao tốc, tiền cao tốc; tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh các tuyến đường bộ nối các địa phương với đường cao tốc, các đường vành đai biên giới, các tuyến đường quốc lộ quan trọng kết nối các địa phương trong vùng, cụ thể:
Giai đoạn 2021 - 2025:
- Về đường bộ, hoàn thành các tuyến đường bộ cao tốc, tiền cao tốc, gồm: Hữu Nghị - Chi Lăng, Tuyên Quang - Phú Thọ, Chợ Mới - Bắc Kạn, Tuyên Quang - Hà Giang và tuyến nối Lai Châu với cao tốc Nội Bài - Lào Cai; tập trung đầu tư nâng cấp một số đoạn ưu tiên trên các đường vành đai 1 (Quốc lộ 4), vành đai 2 (Quốc lộ 279) và vành đai 3 (Quốc lộ 37) và một số tuyến như Quốc lộ 2, Quốc lộ 2C, Quốc lộ 3B, Quốc lộ 6, Quốc lộ 12, Quốc lộ 15, Quốc lộ 31, Quốc lộ 32C...
- Về hàng không, đầu tư cảng hàng không Sa Pa theo hình thức đối tác công tư (PPP); đầu tư nâng cấp cảng hàng không Điện Biên.
- Về đường sắt, cải tạo, nâng cấp các ga hàng hoá để khai thác hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có; đầu tư kết nối tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai.
- Về đường thủy, đầu tư nâng cấp tĩnh không cầu Đuống, nạo vét luồng lạch tại các điểm nghẽn hạ tầng trên sông Hồng để kết nối thuận lợi về Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh; thu hút đầu tư ngoài ngân sách vào các cảng cạn tại Lào Cai, Phú Thọ, Lạng Sơn, Cao Bằng; nâng cao hiệu quả khai thác vận tải thủy trên các lòng hồ thủy điện trong vùng.
Giai đoạn 2026 - 2030:
- Về đường bộ, hoàn thành các tuyến đường bộ cao tốc, tiền cao tốc, gồm: Đồng Đăng - Trà Lĩnh; Hoà Bình - Mộc Châu - Sơn La, Đoan Hùng - Chợ Bến; vành đai 5 qua địa bàn tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang; tuyến nối Hà Giang với cao tốc Nội Bài - Lào Cai; mở rộng theo quy hoạch một số tuyến cao tốc phân kỳ đầu tư (Yên Bái - Lào Cai, Hòa Lạc - Hòa Bình...).
- Về hàng không, nghiên cứu, kêu gọi đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) hoặc các hình thức đầu tư khác đối với các cảng hàng không trong vùng như: Nà Sản, Lai Châu với phương châm đẩy mạnh phân cấp cho các địa phương là cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Về đường sắt, đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng.
- Về đường thủy nội địa, đầu tư nâng cấp tuyến vận tải thủy Việt Trì - Yên Bái - Lào Cai; tiếp tục nâng cao hiệu quả khai thác vận tải thủy trên các lòng hồ thủy điện trong vùng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu số 02c - Mẫu Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu năm 2025?
- Đất xây dựng công trình xử lý nước thải tại khu vực đô thị và nông thôn có được miễn tiền thuê đất hay không?
- Cây ATM có hoạt động vào dịp tết Nguyên đán 2025 không?
- Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới nhất là Luật nào?
- Có bắt buộc phải bố trí chỗ ăn ở cho lao động là người giúp việc gia đình không?