Tỷ số và tỷ lệ được hiểu như thế nào? Tỷ số giới tính khi sinh trong công tác dân số theo chỉ tiêu kế hoạch 2023 là bao nhiêu?

Tôi có thắc mắc tỷ số và tỷ lệ được hiểu như thế nào? và tỷ số giới tính khi sinh trong công tác dân số theo chỉ tiêu kế hoạch 2023 là bao nhiêu?Câu hỏi của chị Duyên (Vũng Tàu)

Tỷ số và tỷ lệ được hiểu như thế nào? Những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ số và tỷ lệ?

Tỷ số và tỷ lệ được hiểu là các khái niệm toán học được sử dụng để so sánh hoặc đo lường mối quan hệ giữa hai hoặc nhiều giá trị.

Trong toán học, tỷ lệ hay tỷ số là một mối quan hệ giữa hai số cho biết số đầu tiên chiếm số thứ hai bao nhiêu lần.

Ví dụ, nếu một giỏ trái cây có chứa 8 quả cam và 6 quả chanh, thì tỷ lệ cam với chanh là 8 chia 6 (nghĩa là 8:6, tương đương tỷ lệ 4:3).

Tương tự như vậy, tỷ lệ chanh với cam là 6:8 (hoặc 3:4) và tỷ lệ cam với tổng số trái cây là 8:14 (hoặc 4:7).

Tỷ số cũng được xem là số biểu thị độ lớn của một đại lượng so với một đại lượng khác đồng loại lấy làm đơn vị. Là những con số có ý nghĩa so sánh giữa hai cái gì đó, thường được dùng trong các môn thể thao

Ví du: Tỷ số của trận đá banh hiện giờ là 1-0.

Tỷ lệ là một loại tỷ số đặc biệt, thường được sử dụng để so sánh hai hoặc nhiều đại lượng khác nhau.

Tỷ lệ dựa theo góc độ toán học: Nói nhiều đại lượng biến thiên sao cho khi đại lượng này tăng hay giảm bao nhiêu lần thì đại lượng kia cũng tăng hay giảm bấy nhiêu lần. Hay nói cách khác là tỷ lệ thuận.

Hoặc đại lượng này tăng hay giảm bao nhiêu lần thì đại lượng giảm hay tăng bấy nhiêu lần. Đó gọi là tỷ lệ nghịch.

Những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ số và tỷ lệ, cụ thể:

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỷ số, tỷ lệ. Cụ thể có một số yếu tố quan trọng như:

- Sự biến đổi của các đại lượng.

- Quy tắc chi tỉ số.

- Sự biến đổi của các đơn vị đo lường.

- Sai số đo lường.

- Sự lựa chọn của mẫu.

- Sự so sánh và phân tích.

- Biến đổi thời gian.

- Tương quan và lien kết.

- Tham số và điều kiện.

- Biểu đồ và biểu đồ hóa.

- Bối cảnh và mục tiêu.

- Khả năng hiểu và giải thích.

Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo

Tỷ số và tỷ lệ được hiểu như thế nào? Những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ số và tỷ lệ?

Tỷ số và tỷ lệ được hiểu như thế nào? Tỷ số giới tính khi sinh trong công tác dân số theo chỉ tiêu kế hoạch 2023 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Tỷ số giới tính khi sinh trong công tác dân số theo chỉ tiêu kế hoạch 2023 là bao nhiêu?

Căn cứ theo Tiểu mục 2 Mục 1 Công văn 207/TCDS-KHTC năm 2023 quy định về mục tiêu cục thể như sau:

MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
Duy trì vững chắc mức sinh thay thế, thực hiện cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng nên có hai con, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, chú trọng giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số.
2. Chỉ tiêu kế hoạch năm 2023
2.1. Chỉ tiêu cơ bản
- Tuổi thọ trung bình (tính từ lúc sinh): 73,8 tuổi;
- Tỷ số giới tính khi sinh: 111,2 số bé trai/100 bé gái sinh ra sống;
- Tổng tỷ suất sinh: 2,1 con/phụ nữ.
2.2. Chỉ tiêu chuyên môn
- Giảm tỷ số giới tính khi sinh (-SRB): -0,2 điểm phần trăm so với năm 2022;
- Điều chỉnh mức sinh (+/-CBR): + 0,1 ‰ so với năm 2022;
- Tổng số người mới sử dụng BPTT hiện đại trong năm: 5.113.387 người;
- Giảm số vị thành niên, thanh niên có thai ngoài ý muốn: 15% so năm 2022;
- Tỷ lệ bà mẹ mang thai được tầm soát (sàng lọc trước sinh): 60%;
- Tỷ lệ trẻ sơ sinh được tầm soát (sàng lọc sơ sinh): 55%;
- Tăng thêm tỷ lệ cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn: 8% so với năm 2022;
- Tăng thêm tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm: 11% so với năm 2022.

Theo đó, theo chỉ tiêu kế hoạch năm 2023, tỷ số giới tính khi sinh là 111,2 số bé trai/100 bé gái sinh ra sống;

Ngoài ra, một số chỉ tiêu cơ bản cần đạt được trong kế hoạch năm 2023 là:

- Tuổi thọ trung bình (tính từ lúc sinh): 73,8 tuổi;

- Tổng tỷ suất sinh: 2,1 con/phụ nữ.

Đối với chỉ tiêu chuyên môn:

- Giảm tỷ số giới tính khi sinh (-SRB): -0,2 điểm phần trăm so với năm 2022;

- Điều chỉnh mức sinh (+/-CBR): + 0,1 ‰ so với năm 2022;

- Tổng số người mới sử dụng BPTT hiện đại trong năm: 5.113.387 người;

- Giảm số vị thành niên, thanh niên có thai ngoài ý muốn: 15% so năm 2022;

- Tỷ lệ bà mẹ mang thai được tầm soát (sàng lọc trước sinh): 60%;

- Tỷ lệ trẻ sơ sinh được tầm soát (sàng lọc sơ sinh): 55%;

- Tăng thêm tỷ lệ cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn: 8% so với năm 2022;

- Tăng thêm tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm: 11% so với năm 2022.

Chỉ tiêu giảm tỷ số giới tính khi sinh và tỷ lệ bà mẹ mang thai được tầm soát như thế nào?

Theo Tiểu mục 3 Mục 1 Công văn 207/TCDS-KHTC năm 2023 quy định về chỉ tiêu giảm tỷ số giới tính khi sinh và tỷ lệ bà mẹ mang thai được tầm soát như sau:

- Đối với chỉ tiêu giảm tỷ số giới tính khi sinh:

+ Đối với 21 tỉnh thuộc nhóm 1 có tỷ số giới tính khi sinh rất cao (theo Quyết định 3671/QĐ-BYT năm 2021): Giao giảm (-SRB) 0,2-0,3 điểm phần trăm tỷ số giới tính khi sinh so với năm 2022;

+ Đối với 18 tỉnh thuộc nhóm 2 có tỷ số giới tính khi sinh cao: Giao giảm (- SRB) 0,1 điểm phần trăm tỷ số giới tính khi sinh so với năm 2022;

+ Đối với 24 tỉnh thuộc nhóm 3 có tỷ số giới tính khi sinh tiệm cận mức cân bằng tự nhiên: Căn cứ tình hình thực tế, các tỉnh xác định chỉ tiêu giảm (-SRB) ít nhất 0,0 điểm phần trăm tỷ số giới tính khi sinh so với năm 2022 nhằm đạt mục tiêu giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.

- Đối với các tỉnh thuộc nhóm 1 hoặc nhóm 2, đề nghị giao bằng chỉ tiêu (-SRB) theo hướng dẫn hoặc cao hơn; không giao chỉ tiêu này cho cấp huyện.

- Đối với tỷ lệ bà mẹ mang thai được tầm soát:

Tổng số ca sàng lọc trước sinh bao gồm tất cả các hình thức miễn phí, tự chi trả hoặc nguồn huy động hợp pháp khác.

Năm 2023, thực hiện sàng lọc trước sinh (4 bệnh) theo Quyết định số 3845/QĐ-BYT năm 2021 về việc ban hành danh mục một số bệnh, tật bẩm sinh được tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh thuộc gói dịch vụ cơ bản.

Trên cơ sở xác định nhu cầu thực tế và kết quả đạt được, các tỉnh xây dựng chỉ tiêu tỷ lệ sàng lọc trước sinh, như sau:

+ Đối với tỉnh đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch năm 2022: Giao chỉ tiêu sàng lọc trước sinh năm 2023 bằng kết quả đạt được năm 2022.

+ Đối với tỉnh không đạt chỉ tiêu kế hoạch năm 2022:

+ Trường hợp tỉnh có kết quả sàng lọc trước sinh năm 2022 đạt dưới 30% số bà mẹ mang thai: Giao chỉ tiêu sàng lọc trước sinh năm 2023 bằng 30%.

+ Trường hợp tỉnh có kết quả sàng lọc trước sinh năm 2022 đạt từ 30% đến dưới 50%: Giao chỉ tiêu sàng lọc trước sinh năm 2023 bằng năm 2022.

+ Trường hợp tỉnh có kết quả sàng lọc trước sinh năm 2022 đạt từ 50% số bà mẹ mang thai trở lên: Giao chỉ tiêu sàng lọc trước sinh năm 2023 bằng 50%.

Trân trọng!

Dân số
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Dân số
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ cấu dân số nước ta năm 2024 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mật độ dân số ở nước ta hiện nay là bao nhiêu? Cách tính mật độ dân số như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy mô dân số của các tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi Bắc Bộ là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỷ số và tỷ lệ được hiểu như thế nào? Tỷ số giới tính khi sinh trong công tác dân số theo chỉ tiêu kế hoạch 2023 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Già hóa dân số là gì? Hậu quả của già hóa dân số?
Hỏi đáp Pháp luật
Mật độ dân số là gì? Nội dung quản lý nhà nước về dân số bao gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Dân số
Nguyễn Trần Cao Kỵ
6,826 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Dân số

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dân số

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào