Bảng kê trích nộp các khoản theo lương theo Thông tư 200?
Bảng kê trích nộp các khoản theo lương theo Thông tư 200?
Bảng kê trích nộp các khoản theo lương theo Thông tư 200/2014/TT-BTC là mẫu 10-LĐTL. Bảng kê trích nộp các khoản theo lương như sau:
Tải bảng kê trích nộp các khoản theo lương theo Thông tư 200 tại đây. Tải về.
Bảng kê trích nộp các khoản theo lương theo Thông tư 200? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn điền bảng kê trích nộp các khoản theo lương theo Thông tư 200?
Việc điền bảng kê trích nộp các khoản theo lương theo Thông tư 200/2014/TT-BTC được thực hiện như sau:
- Đơn vị và bộ phận: Điền tên doanh nghiệp và bộ phận thực hiện bảng kê trích nộp các khoản theo lương.
- Bảng kê trích nộp các khoản theo lương dùng để xác định số tiền BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn mà doanh nghiệp và người lao động phải nộp trong tháng (hoặc quý) cho cơ quan bảo hiểm xã hội và công đoàn.
- Bảng kê được lập thành 2 bản. Bảng kê trích nộp theo lương sau khi lập xong phải có đầy đủ chữ ký và ghi rõ họ tên của người lập, kế toán trưởng, giám đố
Góc trên bên trái ghi rõ tên đơn vị, bộ phận trích nộp các khoản theo lương.
- Cột A: Ghi số thứ tự.
- Cột B: Ghi số tháng trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn áp dụng trong trường hợp kê khai theo quý.
- Cột 1: Ghi tổng quỹ lương dùng làm cơ sở để trích lập bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn.
- Cột 2, 3, 4: Ghi tổng số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp phải nộp và trong đó chia theo nguồn trích tính vào chi phí và tính trừ vào lương của người lao động.
- Cột 5, 6, 7: Ghi tổng số tiền kinh phí công đoàn phải nộp và chia theo nguồn trích tính vào chi phí và tính trừ vào lương của người lao động.
- Cột 8: Ghi số kinh phí công đoàn đơn vị phải nộp cấp trên.
- Cột 9: Ghi số kinh phí công đoàn đơn vị được để lại chi tại đơn vị.
Bảng kê được lập thành 02 bản. Bảng kê trích nộp theo lương sau khi lập xong phải có đầy đủ chữ ký và ghi rõ họ tên của người lập, kế toán trưởng, giám đốc.
Mức trích nộp các khoản theo lương của doanh nghiệp như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 bổ sung bởi khoản 11 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 về mức đóng và trách nhiệm đóng theo quy định tại Điều 85, Điều 86 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
Mức đóng và trách nhiệm đóng theo quy định tại Điều 85, Điều 86 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
.....
Mức đóng và trách nhiệm đóng của đơn vị tại Khoản 3 Điều 4
2.1. Đơn vị hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng BHXH của người lao động quy định tại các Điểm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5 và Tiết b Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4 như sau:
a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
b) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
2.2. Đơn vị hằng tháng đóng 14% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất cho người lao động quy định tại điểm 1.6 Khoản 1 Điều 4.
....
Mặt khác theo Điều 14 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 có quy định như sau:
Mức đóng và trách nhiệm đóng theo quy định tại Điều 57 Luật Việc làm và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;
2. Đơn vị đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia BHTN.
Căn cứ tại khoản 1 Điều 18 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 bổ sung bởi khoản 25 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 quy định về mức đóng, trách nhiệm đóng BHYT của các đối tượng theo quy định tại Điều 13 Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
Mức đóng, trách nhiệm đóng BHYT của các đối tượng theo quy định tại Điều 13 Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Đối tượng tại Điểm 1.1, 1.2, Khoản 1 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%. Tiền lương tháng đóng BHYT là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều 6.
....
Như vậy, mức trích nộp các khoản theo lương của doanh nghiệp bao gồm:
- Đối với BHXH bắt buộc: Đóng trên tiền lương đóng BHXH của người lao động theo tỷ lệ như sau: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản và 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
- Đối với BHTN: Đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia BHTN.
- Đối với BHYT: Đóng 3% mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?