Khoản chi văn phòng phẩm có tính thuế TNCN không?

Tôi có câu hỏi khoản chi văn phòng phẩm có tính thuế thu nhập cá nhâ không? Trường hợp nào được giảm thuế thu nhập cá nhân? (Câu hỏi của chị Viên - Đà Nẵng)

Khoản chi văn phòng phẩm có tính thuế TNCN không?

Căn cứ theo Công văn 8771/CT-TTHT năm 2019 hướng dẫn về khoản khoán chi tiền phụ cấp như sau:

Căn cứ Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính về thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công:
.....
Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về thuế TNDN (có hiệu lực thi hành từ ngày 06/08/2015 và áp dụng cho kỳ tính thuế TNDN từ năm 2015) sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC)
Căn cứ quy định nêu trên và theo trình bày của Công ty, trường hợp Công ty theo trình bày có khoán chi cố định hàng tháng cho người lao động để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, được quy định tại quy chế của Công ty hoặc trong hợp đồng lao động thì:
- Về thuế TNCN: các khoản khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí cho người lao động thực tế đi công tác, điện thoại phù hợp theo quy định tại Điểm đ.4 Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2014/TT-BTC thì không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động. Đối với tiền xăng xe thì tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động
- Về thuế TNDN: các khoản khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, tiền xăng xe nếu đáp ứng điều kiện tại Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC) thì được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

Thông qua hướng dẫn Công văn trên, mức khoản chi văn phòng phẩm cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước là khoản thu nhập chịu thuế TNCN nên sẽ được tính thuế TNCN. Cho nên mức khoản chi trong trường hợp này có tính thuế TNCN.

Tuy nhiên, mức khoản chi văn phòng phẩm đối với một số trường hợp như sau sẽ không tính thuế TNCN, cụ thể:

- Đối với cán bộ, công chức và người làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, Hội, Hiệp hội: mức khoán chi áp dụng theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.

- Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008.

- Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức quốc tế, các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài: mức khoán chi thực hiện theo quy định của Tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài.

Khoản chi văn phòng phẩm có tính thuế TNCN không? (Hình từ Internet)

Trường hợp nào được giảm thuế TNCN?

Căn cứ theo Điều 5 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định về giảm thuế như sau:

Giảm thuế
Đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp.

Theo đó, người nộp thuế được giảm thuế TNCN nếu như gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế. Mức giảm thuế sẽ được xét theo mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp.

Số thuế TNCN được giảm xác định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 111/2013/TT-BTC, số thuế TNCN được giảm sẽ xác định như sau:

[1] Việc xét giảm thuế được thực hiện theo năm tính thuế. Người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo trong năm tính thuế nào thì được xét giảm số thuế phải nộp của năm tính thuế đó.

[2] Số thuế phải nộp làm căn cứ xét giảm thuế là tổng số thuế thu nhập cá nhân mà người nộp thuế phải nộp trong năm tính thuế, bao gồm:

- Thuế TNCN đã nộp hoặc đã khấu trừ đối với thu nhập từ đầu tư vốn, thu nhập từ chuyển nhượng vốn, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, thu nhập từ trúng thưởng, thu nhập từ bản quyền, thu nhập từ nhượng quyền thương mại, thu nhập từ thừa kế; thu nhập từ quà tặng.

- Thuế TNCN phải nộp đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công.

[3] Căn cứ để xác định mức độ thiệt hại được giảm thuế được xác định theo công thức sau:

Mức độ thiệt hại được giảm thuế = Tổng chi phí thực tế để khắc phục thiệt hại - Các khoản bồi thường nhận được từ tổ chức bảo hiểm hoặc từ tổ chức, cá nhân gây ra tai nạn.

[4] Số thuế giảm được xác định như sau:

- Trường hợp số thuế phải nộp trong năm tính thuế lớn hơn mức độ thiệt hại: Số thuế giảm bằng mức độ thiệt hại.

-Trường hợp số thuế phải nộp trong năm tính thuế nhỏ hơn mức độ thiệt hại: Số thuế giảm bằng số thuế phải nộp.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Dương Thanh Trúc
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào