Tiền ăn ca có tính thuế TNCN hay không? Khoản thu nhập nào phải chịu thuế TNCN hiện nay?

Cho tôi hỏi: Tiền ăn ca tính thuế TNCN hay không? Khoản thu nhập nào phải chịu thuế TNCN hiện nay?- Câu hỏi của chị Thuận (Tp.HCM).

Tiền ăn ca là gì?

Tại khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH có hướng dẫn về các chế độ và phúc lợi cho người lao động như sau:

Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động
Nội dung chủ yếu phải có của hợp đồng lao động theo khoản 1 Điều 21 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
...
5. Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được quy định như sau:
...
c) Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên như sau:
...
c2) Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.
Đối với các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác thì ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.
...

Như vậy, hiện hành pháp luật không quy định cụ thể về tiền ăn ca là gì. Tuy nhiên có thể hiểu tiền ăn ca là một khoản phụ cấp mà người sử dụng lao động hỗ trợ thêm cho người lao động để chi trả chi phí ăn giữa ca trong thời gian làm việc.

Tiền ăn ca thường được trả theo ngày, theo tuần hoặc theo tháng. Mức tiền ăn ca do người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận.

Tiền ăn ca có tính thuế TNCN hay không?

Tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC được bổ sung tại khoản 5 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC có quy định về các khoản thu nhập chịu thuế như sau:

Các khoản thu nhập chịu thuế
Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
...
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
...
g) Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau:
...
g.5) Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa, ăn trưa ca cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn.
Trường hợp người sử dụng lao động không tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa mà chi tiền cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân, nếu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp mức chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân.
Mức chi cụ thể áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước và các tổ chức, đơn vị thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể, các Hội không quá mức hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Đối với các doanh nghiệp ngoài Nhà nước và các tổ chức khác, mức chi do thủ trưởng đơn vị thống nhất với chủ tịch công đoàn quyết định nhưng tối đa không vượt quá mức áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước.

Như vậy, khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động chi cho người lao động là một khoản chi phí hợp lý và không phải chịu thuế TNCN nếu:

- Được chi dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn.

- Hoặc không tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa nhưng mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Đồng thời, tại khoản 4 Điều 22 Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH có quy định về mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động như sau:

Hiệu lực thi hành
...
4. Công ty thực hiện mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động tối đa không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng. Việc thực hiện chế độ ăn giữa ca theo hướng dẫn tại Thông tư số 22/2008/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giữa ca trong công ty nhà nước.
...

Như vậy, mức tiền ăn giữa ca cho người lao động theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng.

Tại Công văn 35220/CTHN-TTHT năm 2021 có hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân đối với khoản tiền ăn trưa như sau:

Trường hợp Công ty không tổ chức bữa ăn trưa, ăn giữa ca mà chi tiền ăn trưa, ăn giữa ca cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân nếu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp mức chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân.

Tóm lại, tiền ăn ca sẽ không tính thuế TNCN trong 02 trường hợp:

- Công ty tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn;

- Không tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa mà chi tiền cho người lao động với mức chi tối đa 730.000 đồng/người/tháng.

Ngược lại, trường hợp mức chi bữa ăn giữa ca cho người lao động hơn 730.000 đồng/người/tháng thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN theo quy định hiện hành.

Lưu ý: Mức chi bữa ăn giữa ca, ăn trưa là 730.000 đồng/người/tháng được áp dụng đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Còn đối với các doanh nghiệp ngoài Nhà nước và các tổ chức khác, mức chi do thủ trưởng đơn vị thống nhất với chủ tịch công đoàn quyết định nhưng tối đa không vượt quá mức áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước.

Tiền ăn ca tính thuế TNCN hay không? Khoản thu nhập nào phải chịu thuế TNCN hiện nay?

Tiền ăn ca tính thuế TNCN hay không? Khoản thu nhập nào phải chịu thuế TNCN hiện nay? (Hình từ Internet)

Khoản thu nhập nào phải chịu thuế TNCN hiện nay?

Tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 có quy định 10 khoản thu nhập phải chịu thuế TNCN như sau:

(1) Thu nhập từ kinh doanh

(2) Thu nhập từ tiền lương, tiền công mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động

(3) Thu nhập từ đầu tư vốn

(4) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn

(5) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản

(6) Thu nhập từ trúng thưởng bằng tiền hoặc hiện vật

(7) Thu nhập từ bản quyền

(8) Thu nhập từ nhượng quyền thương mại theo quy định của Luật thương mại 2005.

(9) Thu nhập từ thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.

(10) Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.

Lưu ý: Trong 10 khoản thu nhập trên sẽ có những khoản không phải chịu thuế TNCN theo hướng dẫn tại Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

Kỳ tính thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương tiền công của cá nhân cư trú được quy định như thế nào?

Tại Điều 7 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 được sửa đổi bởi điểm a khoản 3 Điều 1 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 có quy định về kỳ tính thuế như sau:

Kỳ tính thuế
1. Kỳ tính thuế đối với cá nhân cư trú được quy định như sau:
a) Kỳ tính thuế theo năm áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh; thu nhập từ tiền lương, tiền công;
b) Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn, trừ thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ trúng thưởng; thu nhập từ bản quyền; thu nhập từ nhượng quyền thương mại; thu nhập từ thừa kế; thu nhập từ quà tặng;
c) Kỳ tính thuế theo từng lần chuyển nhượng hoặc theo năm đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.
2. Kỳ tính thuế đối với cá nhân không cư trú được tính theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với tất cả thu nhập chịu thuế.

Như vậy, kỳ tính thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương tiền công của cá nhân cư trú được tính theo năm.

Trân trọng!

Thuế thu nhập cá nhân
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thuế thu nhập cá nhân
Hỏi đáp Pháp luật
Cách tra cứu chứng từ khấu trừ thuế TNCN đơn giản nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp các mức đóng thuế thu nhập cá nhân mới nhất 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu cam kết thuế TNCN mới nhất 2025 theo Mẫu 08/CK-TNCN và Cách điền?
Hỏi đáp Pháp luật
Cập nhật Mẫu công văn xin hủy tờ khai thuế TNCN đã nộp mới nhất 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2025, thuế thu nhập cá nhân được tính như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy uỷ quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2025 (Mẫu 08/UQ-QTT-TNCN)? Hướng dẫn cách điền mẫu?
Hỏi đáp Pháp luật
Hạn cuối cùng quyết toán thuế TNCN 2025 là thứ mấy, ngày mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách tính thuế TNCN lương tháng 13 chi tiết, mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nhận thừa kế đất có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách điền 05-ĐK-TCT tờ khai đăng ký thuế dùng cho cá nhân không kinh doanh trực tiếp đăng ký thuế 2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thuế thu nhập cá nhân
Lương Thị Tâm Như
29,274 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào