Doanh nghiệp chỉ được phép tuyển người lao động nước ngoài để phục vụ cho công việc trong trường hợp nào?
Doanh nghiệp chỉ được phép tuyển người lao động nước ngoài để phục vụ cho công việc trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 152 Bộ luật Lao động 2019 quy định về điều kiện tuyển dụng, sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam cụ thể như sau:
Điều kiện tuyển dụng, sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
1. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu chỉ được tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm vị trí công việc quản lý, điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
2. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân trước khi tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Nhà thầu trước khi tuyển và sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải kê khai cụ thể các vị trí công việc, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, kinh nghiệm làm việc, thời gian làm việc cần sử dụng lao động nước ngoài để thực hiện gói thầu và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp chỉ được phép tuyển người lao động nước ngoài để phục vụ cho công việc trong trường hợp người lao động nước ngoài vào làm vị trí công việc quản lý, điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
Đồng thời, trước khi doanh nghiệp tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Doanh nghiệp chỉ được phép tuyển người lao động nước ngoài để phục vụ cho công việc trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo các hình thức nào?
Theo Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam (sau đây viết tắt là người lao động nước ngoài) theo các hình thức sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động;
b) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;
c) Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;
d) Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;
đ) Chào bán dịch vụ;
e) Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
g) Tình nguyện viên;
h) Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;
i) Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;
k) Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam;
l) Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
...
Theo đó, người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo các hình thức sau đây:
- Thực hiện hợp đồng lao động;
- Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;
- Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;
- Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;
- Chào bán dịch vụ;
- Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Tình nguyện viên;
- Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;
- Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;
- Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam;
- Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động có bị trục xuất về nước không?
Căn cứ theo Điều 153 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài cụ thể như sau:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài
1. Người lao động nước ngoài phải xuất trình giấy phép lao động khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị buộc xuất cảnh hoặc trục xuất theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
3. Người sử dụng lao động sử dụng người lao động nước ngoài làm việc cho mình mà không có giấy phép lao động thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo đó, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị trục xuất về nước theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Trừ những trường hợp được không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo Điều 154 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.
Trân trọng!




.jpg)






Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Doanh nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 29 tháng 2 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Được sử dụng người lao động làm thêm giờ ngày 29 tháng 2 2025 âm lịch mà không bị giới hạn số giờ làm thêm khi nào?
- Tại kỳ họp thứ Tư, ngày 15/11/2022, Quốc hội khóa 15 đã thông qua văn bản nào về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk?
- 02 Thông tư mới về lĩnh vực giáo dục, y tế có hiệu lực từ tháng 3 năm 2025?
- Ngày 3 tháng 3 hàng năm là Ngày truyền thống gì? 3 tháng 3 năm 2025 là thứ mấy, ngày bao nhiêu âm?
- Ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 tháng 2? Ngày Thầy thuốc Việt Nam 2025 dành cho những ai? Ai có trách nhiệm tham gia cập nhật kiến thức y khoa liên tục?