Việc giải trình hoạt động giáo dục trong cơ sở giáo dục phổ thông công lập thuộc trách nhiệm của ai?

Cho tôi hỏi, việc giải trình hoạt động giáo dục trong cơ sở giáo dục phổ thông công lập thuộc trách nhiệm của những ai? Câu hỏi từ anh Hoài Nam - Bến Tre

Hoạt động giáo dục trong cơ sở giáo dục phổ thông công lập bao gồm hoạt động gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 24/2021/NĐ-CP quy định về hoạt động giáo dục. Theo đó, hoạt động giáo dục bao gồm:

- Hoạt động tuyển sinh,

- Tổ chức hoạt động giáo dục,

- Quản lý điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục trong cơ sở giáo dục.

Việc giải trình trong hoạt động giáo dục thuộc trách nhiệm của ai?

Việc giải trình trong hoạt động giáo dục thuộc trách nhiệm của ai? (Hình từ Internet)

Hoạt động giáo dục vì mục đích vụ lợi có vi phạm điều cấm không?

Tại Điều 21 Luật Giáo dục 2019 có quy định về việc cấm lợi dụng hoạt động giáo dục như sau:

Cấm lợi dụng hoạt động giáo dục
1. Cấm lợi dụng hoạt động giáo dục để xuyên tạc chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, phá hoại thuần phong mỹ tục, truyền bá mê tín, hủ tục, lôi kéo người học vào các tệ nạn xã hội.
2. Cấm lợi dụng hoạt động giáo dục vì mục đích vụ lợi.

Như vậy, hoạt động giáo dục vì mục đích vụ lợi là một trong hai hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động giáo dục.

Các hoạt động giáo dục trong cơ sở giáo dục phổ thông công lập được quản lý như thế nào?

Việc tổ chức quản lý các hoạt động giáo dục được tiến hành như sau:

Thứ nhất, quản lý đối với hoạt động tuyển sinh được quy định tại Điều 5 Nghị định 24/2021/NĐ-CP:

- Cơ sở giáo dục thực hiện tuyển sinh theo yêu cầu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, thực hiện giáo dục bắt buộc đối với giáo dục tiểu học, yêu cầu phổ cập giáo dục trung học cơ sở theo quy định của pháp luật.

- Cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định của pháp luật được tự chủ xác định phương thức tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh, đối tượng tuyển sinh và địa bàn tuyển sinh.

Thứ hai, Quản lý đối với việc tổ chức hoạt động giáo dục theo Điều 6 Nghị định 24/2021/NĐ-CP:

- Cơ sở giáo dục được quyết định các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của chương trình giáo dục, bảo đảm chất lượng, hiệu quả.

- Cơ sở giáo dục được chủ động liên kết với các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở nghiên cứu, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, các tổ chức, cá nhân và gia đình học sinh để tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện của địa phương theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và nhân sự thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định 24/2021/NĐ-CP:

- Việc quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và nhân sự trong cơ sở giáo dục đáp ứng quy định về tổ chức hoạt động giáo dục tại Nghị định này và thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và nhân sự.

- Cơ sở giáo dục được tiếp nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân để nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nhà trường bảo đảm rõ về mục đích tài trợ và sử dụng các nguồn tài trợ đúng mục đích, công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật.

- Mức thu các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ sở giáo dục được thực hiện theo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương

Việc giải trình hoạt động giáo dục trong cơ sở giáo dục phổ thông công lập thuộc trách nhiệm của ai?

Tại Điều 12 Nghị định 24/2021/NĐ-CP có quy định trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục như sau:

Trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục
Cơ sở giáo dục có trách nhiệm giải trình với xã hội, học sinh, cơ quan quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động trong cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật các nội dung sau:
1. Mục tiêu chất lượng giáo dục, kế hoạch tuyển sinh, kế hoạch giáo dục của nhà trường, điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục.
2. Hoạt động tuyển sinh, hoạt động giáo dục, quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và nhân sự của cơ sở giáo dục; bảo đảm sự tham gia của gia đình học sinh, tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục.
3. Quản lý, sử dụng các nguồn lực xã hội hóa để tổ chức các hoạt động giáo dục và tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động xã hội, phục vụ cộng đồng.
4. Thực hiện trách nhiệm giải trình đối với các nội dung khác theo quy định của pháp luật về trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Bên cạnh đó, căn cứ Điều 13 Nghị định 24/2021/NĐ-CP quy định về trách nhiệm giải trình của người đứng đầu cơ sở giáo dục như sau:

Trách nhiệm giải trình của người đứng đầu cơ sở giáo dục
1. Xác định nội dung và thực hiện trách nhiệm giải trình theo quy định tại Nghị định này và quy định khác của pháp luật để áp dụng trong cơ sở giáo dục phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ sở giáo dục.
2. Tổ chức chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động trong cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm quy định về trách nhiệm giải trình và xử lý trong trường hợp vi phạm quy định về trách nhiệm giải trình theo quy định tại Nghị định này và quy định khác của pháp luật.
3. Thực hiện trách nhiệm giải trình đối với các nội dung khác theo quy định của pháp luật về trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Như vậy, việc giải trình hoạt động giáo dục trong cơ sở giáo dục phổ thông công lập thuộc trách nhiệm của cơ sở giáo dục và của người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Trân trọng!

Cơ sở giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cơ sở giáo dục phổ thông
Hỏi đáp Pháp luật
Việc giải trình hoạt động giáo dục trong cơ sở giáo dục phổ thông công lập thuộc trách nhiệm của ai?
Hỏi đáp pháp luật
Tiêu chuẩn Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học tại trường trung học
Hỏi đáp pháp luật
Tiêu chuẩn Tổ chức và quản lý nhà trường tại trường trung học
Hỏi đáp pháp luật
Tiêu chuẩn Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội tại trường trung học
Hỏi đáp pháp luật
Tiếng Anh tiểu học có được dạy thêm?
Hỏi đáp pháp luật
Phụ cấp cho kế toán, văn thư, bảo vệ, phục vụ đang công tác tại trường tiểu học
Hỏi đáp pháp luật
Trưởng Ban thanh tra nhân dân trường tiểu học được giảm 2 tiết /tuần
Hỏi đáp pháp luật
Tổ trưởng tổ chuyên môn trường tiểu học được hưởng phụ cấp 0,2
Hỏi đáp pháp luật
Tiếng Anh là môn học bắt buộc tại trường tiểu học?
Hỏi đáp pháp luật
Trường tiểu học có CSVC đạt chuẩn Quốc gia
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cơ sở giáo dục phổ thông
Nguyễn Thị Hiền
412 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Cơ sở giáo dục phổ thông
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào