10 lời thề danh dự của quân nhân trong Quân đội nhân dân Việt Nam?
10 lời thề danh dự của quân nhân trong Quân đội nhân dân Việt Nam?
Nội dung 10 lời thề danh dự của quân nhân trong Quân đội nhân dân được Đại tướng Võ Nguyên Giáp, khi đó là đội trưởng đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, soạn thảo.
Nội dung cơ bản của mười lời tuyên thệ được giữ nguyên cho đến ngày nay. Một số chi tiết nhỏ được thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử.
10 lời thề danh dự của quân nhân trong Quân đội nhân dân Việt Nam, bao gồm:
[1] Hy sinh tất cả vì tổ quốc Việt Nam; dưới dự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phấn đấu thực hiện một nước Việt Nam hòa bình, độc lập và xã hội chủ nghĩa, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
“Xin Thề”
[2] Tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh cấp trên; khi nhận bất cứ nhiệm vụ gì đều tận tâm, tận lực thi hành nhanh chóng và chính xác.
“Xin thề”
[3] Không ngừng nâng cao tinh thần yêu nước Xã hội chủ nghĩa, tinh thần quốc tế vô sản, rèn luyện ý chí chiến đấu kiên quyết và bền bỉ, thắng không kiêu, bại không nản, dù gian lao khổ hạnh cũng không sờn lòng, vào sống ra chết cũng không nản chí ” Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
“Xin thề”
[4] Ra sức học tập nâng cao trình độ chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ, triệt để chấp hành điều lệnh, điều lệ, rèn luyện tính tổ chức, tính kỷ luật và tác phong chính quy, xây dựng quân đội ngày càng hùng mạnh, luôn luôn sẵn sàng chiến đấu.
“Xin thề”
[5] Nêu cao tinh thần làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, làm tròn nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ tổ quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và làm tròn nghĩa vụ quốc tế. Gương mẫu chấp hành và vận động nhân dân thực hiện mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nước.
“Xin thề”
[6] Luôn luôn cảnh giác, tuyệt đối giữ bí mật quân sự và bí mật quốc gia. Nếu bị quân địch bắt, dù phải chịu cực hình tàn khốc thế nào cũng cương quyết một lòng trung thành với sự nghiệp cách mạng, không bao giờ phản bội xưng khai.
“Xin thề”
[7] Đoàn kết chặt chẽ với nhau như ruột thịt trên tình thương yêu giai cấp; hết lòng giúp đỡ nhau lúc thường cũng như lúc ra trận; thực hiện toàn quân một ý chí.
“Xin thề”
[8] Ra sức giữ gìn vũ khí trang bị, quyết không để hư hỏng hoặc rơi vào tay quân thù. Luôn nêu cao tinh thần bảo vệ của công, không tham ô, lãng phí.
“Xin thề”
[9] Khi tiếp xúc với nhân dân làm đúng ba điều nên:
- Kính trọng dân
- Giúp đỡ dân
- Bảo vệ dân
và ba điều răn:
- Không lấy của dân
- Không dọa nạt dân
- Không quấy nhiễu dân
Để gây lòng tin cậy, yêu mến của nhân dân, thực hiện quân với dân một ý chí.
“Xin thề”
[10] Giữ vững phẩm chất tốt đẹp và truyền thống quyết chiến, quyết thắng của quân đội nhân dân, luôn tự phê bình và phê bình, không làm điều gì hại tới danh dự của quân đội và quốc thể nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
“Xin thề”
10 lời thề danh dự của quân nhân trong Quân đội nhân dân Việt Nam? (Hình từ Internet)
Tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan trong Quân đội nhân dân Việt Nam là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 13 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 quy định về tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan cụ thể như sau:
Tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan
1. Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm:
Cấp Úy: nam 46, nữ 46;
Thiếu tá: nam 48, nữ 48;
Trung tá: nam 51, nữ 51;
Thượng tá: nam 54, nữ 54;
Đại tá: nam 57, nữ 55;
Cấp Tướng: nam 60, nữ 55.
2. Khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 Điều này không quá 5 năm; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn.
3. Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ chỉ huy, quản lý đơn vị quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 11 do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định nhưng không vượt quá hạn tuổi cao nhất của sĩ quan quy định tại khoản 1 Điều này
Như vậy, theo quy định trên thì tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan trong Quân đội nhân dân Việt Nam, cụ thể:
Cấp Úy: nam 46, nữ 46;
Thiếu tá: nam 48, nữ 48;
Trung tá: nam 51, nữ 51;
Thượng tá: nam 54, nữ 54;
Đại tá: nam 57, nữ 55;
Cấp Tướng: nam 60, nữ 55.
Đồng thời, khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ không quá 5 năm; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn.
Lưu ý: Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ chỉ huy, quản lý đơn vị quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 11 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định nhưng không vượt quá hạn tuổi cao nhất của sĩ quan quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999.
Ai là người được phong quân hàm sĩ quan tại ngũ trong Quân đội nhân dân Việt Nam?
Theo Điều 16 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 quy định người được phong quân hàm sĩ quan tại ngũ trong Quân đội nhân dân Việt Nam, bao gồm:
- Học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan tại ngũ được phong quân hàm Thiếu úy; tốt nghiệp loại giỏi, loại khá ở những ngành đào tạo có tính chất đặc thù hoặc có thành tích xuất sắc trong công tác được phong quân hàm Trung úy, trường hợp đặc biệt được phong quân hàm cao hơn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
- Hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời chiến; quân nhân chuyên nghiệp và công chức quốc phòng tại ngũ; cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên vào phục vụ tại ngũ được bổ nhiệm giữ chức vụ của sĩ quan thì được phong cấp bậc quân hàm sĩ quan tương xứng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Kinh phí gắn biển số căn hộ của nhà chung cư do ai chi trả?
- Công trình viễn thông là gì? Quy định về thiết kế, xây dựng, lắp đặt công trình viễn thông như thế nào?
- Mùng 2/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 2 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Có buộc phải bố trí nghỉ giữa giờ trong thời gian làm thêm giờ không?