Nhượng quyền thương mại là gì? Điều kiện nhượng quyền thương mại được quy định như thế nào?
Nhượng quyền thương mại là gì? Điều kiện nhượng quyền thương mại được quy định như thế nào?
Theo quy định Điều 284 Luật Thương mại 2005, nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
- Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền.
- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
Căn cứ tại Nghị định 35/2006/NĐ-CP, trước đây, để chuyển nhượng quyền thương mại, pháp luật có đặt điều kiện đối với bên nhượng quyền, bên nhận quyền và hàng hóa dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại.
Tuy nhiên, hiện tại các nội dung trên đã được bãi bỏ, và điều kiện để được nhượng quyền thương mại chỉ cần thương nhân đã được phép cấp quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền được hoạt động ít nhất 01 năm.
Nhượng quyền thương mại là gì? Điều kiện nhượng quyền thương mại được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Nhượng quyền thương mại có cần phải đăng ký không?
Theo Điều 291 Luật Thương mại 2005 quy định về đăng ký nhượng quyền thương mại như sau:
Đăng ký nhượng quyền thương mại
1. Trước khi nhượng quyền thương mại, bên dự kiến nhượng quyền phải đăng ký với Bộ Thương mại.
2. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại và trình tự, thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại.
Bên cạnh đó theo Điều 17 Nghị định 35/2006/NĐ-CP có quy định như sau:
Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
1. Trước khi tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại, thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài dự kiến nhượng quyền phải đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này.
2. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại có trách nhiệm đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của thương nhân vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó.
Căn cứ tại Điều 17a Nghị định 35/2006/NĐ-CP bổ sung bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 120/2011/NĐ-CP quy định về các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền cụ thể như:
Các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền
1. Các trường hợp sau không phải đăng ký nhượng quyền:
a) Nhượng quyền trong nước;
b) Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài.
2. Đối với các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền phải thực hiện chế độ báo cáo Sở Công Thương.
Như vậy, việc nhượng quyền thương mại phải được đăng ký với Bộ Công thương do bên dự kiến nhượng quyền thực hiện trước khi nhượng quyền thương mại. Bộ Công thương có trách nhiệm đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của thương nhân vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó.
Tuy nhiên đối với các trường hợp nhượng quyền trong nước, nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài, thương nhân không cần phải đăng ký nhượng quyền thương mại mà chỉ cần báo cáo với Sở Công Thương.
Căn cứ tại Điều 19 Nghị định 35/2006/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký nhượng quyền thương mại bao gồm các giấy tờ như sau:
- Đơn đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu do Bộ Thương mại hướng dẫn.
- Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu do Bộ Công thương quy định.
- Các văn bản xác nhận về:
+ Tư cách pháp lý của bên dự kiến nhượng quyền thương mại.
+ Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ.
Các giấy tờ trên phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Thương nhân nhận quyền trong nhượng quyền thương mại có nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ theo quy định Điều 289 Luật Thương mại 2005, trong nhượng quyền thương mại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các nghĩa vụ như sau:
- Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại.
- Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao.
- Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền.
- Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt.
- Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại.
- Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại.
- Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?