Bệnh quai bị là gì? Bệnh quai bị có phải là bệnh truyền nhiễm không?
Bệnh quai bị là gì? Nguyên nhân gây bệnh từ đâu?
Căn cứ Tiểu mục 1 Mục 42 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về răng hàm mặt ban hành kèm theo Quyết định 3108/QĐ-BYT năm 2015 quy định viêm tuyến nước bọt mang tai do Virut (Quai bị)
VIÊM TUYẾN NƯỚC BỌT MANG TAI DO VIRUS (QUAI BỊ)
I. ĐỊNH NGHĨA
Quai bị là bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên do virus gây ra, bệnh có thể lây truyền trực tiếp qua trung gian nước bọt và có tính chất dịch tễ.
II. NGUYÊN NHÂN
Bệnh do virus thuộc nhóm Paramyxo virus gây ra.
III. CHẨN ĐOÁN
1. Chẩn đoán xác định
Chẩn đoán xác định dựa vào các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và tính chất dịch tễ.
1.1 Lâm sàng
...
Như vậy, bệnh quai bị là bệnh do virus thuộc nhóm Paramyxo virus gây ra gây viêm tuyến nước bọt mang tai.
Bệnh quai bị thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên và có thể lây truyền trực tiếp qua trung gian nước bọt và có tính chất dịch tễ.
Bệnh quai bị là gì? Bệnh quai bị có phải là bệnh truyền nhiễm không? (Hình từ Internet)
Bệnh quai bị có những biểu hiện nào?
Căn cứ Tiểu mục 3 Mục 42 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về răng hàm mặt ban hành kèm theo Quyết định 3108/QĐ-BYT năm 2015 quy định viêm tuyến nước bọt mang tai do Virut (Quai bị)
VIÊM TUYẾN NƯỚC BỌT MANG TAI DO VIRUS (QUAI BỊ)
...
III. CHẨN ĐOÁN
1. Chẩn đoán xác định
Chẩn đoán xác định dựa vào các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và tính chất dịch tễ.
1.1 Lâm sàng
a. Thời kỳ ủ bệnh
Giai đoạn đầu không có triệu chứng lâm sàng và có thể kéo dài từ 2-3 tuần, sau đó xuất hiện một số triệu chứng dưới đây:
- Có thể sốt.
- Khô miệng.
- Đau vùng mang tai, đau rõ nhất ở 3 điểm là trước nắp tai, mỏm xương chũm và góc hàm.
b. Thời kỳ toàn phát
- Sưng đau tuyến mang tai với các đặc điểm:
+ Lúc đầu sưng 1 bên, sau lan ra 2 bên.
+ Mới đầu khối sưng nhỏ, làm mất rãnh sau góc hàm, đẩy dái tai ra trước, sau to dần và lan ra cả vùng dưới hàm.
- Sờ vùng mang tai thấy cảm giác căng dạng “mật độ keo”, hơi nóng, hơi đau.
- Há miệng có thể hạn chế.
- Niêm mạc miệng khô, đỏ, giảm tiết nước bọt.
- Lỗ ống Stenon nề, đỏ, đôi khi có những vết nhỏ viêm bầm tím xung quanh và không có mủ nếu không có bội nhiễm.
1.2. Cận lâm sàng:
- Xét nghiệm máu: Bạch cầu giảm, bạch cầu ái toan tăng.
- X quang: không có giá trị chẩn đoán.
2. Chẩn đoán phân biệt:
- Viêm tuyến nước bọt do vi khuẩn: thường biểu hiện viêm tuyến mang tai ở một bên và có mủ ở miệng ống Stenon, không có tính chất dịch tễ.
...
Như vậy, bệnh quai bị có các biểu hiện sau:
(1) Thời kỳ ủ bệnh có thể kéo dài thì 2 - 3 tuần và không có triệu chứng lâm sàn. Sau đó xuất hiện một số triệu chứng dưới đây:
+ Có thể sốt.
+ Khô miệng.
+ Đau vùng mang tai, đau rõ nhất ở 3 điểm là trước nắp tai, mỏm xương chũm và góc hàm.
(2) Thời kỳ toàn phát có các biểu hiện sau:
- Sưng đau tuyến mang tai với các đặc điểm:
+ Lúc đầu sưng 1 bên, sau lan ra 2 bên.
+ Mới đầu khối sưng nhỏ, làm mất rãnh sau góc hàm, đẩy dái tai ra trước, sau to dần và lan ra cả vùng dưới hàm.
- Sờ vùng mang tai thấy cảm giác căng dạng “mật độ keo”, hơi nóng, hơi đau.
- Há miệng có thể hạn chế.
- Niêm mạc miệng khô, đỏ, giảm tiết nước bọt.
- Lỗ ống Stenon nề, đỏ, đôi khi có những vết nhỏ viêm bầm tím xung quanh và không có mủ nếu không có bội nhiễm.
Bệnh quai bị có phải là bệnh truyền nhiễm không?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 bổ sung bởi Điều 1 Quyết định 740/QĐ-BYT năm 2016 quy định phân loại bệnh truyền nhiễm:
Phân loại bệnh truyền nhiễm
1. Bệnh truyền nhiễm gồm các nhóm sau đây:
...
b) Nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B bao gồm bệnh do vi rút A-đê-nô (Adeno); bệnh do vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); bệnh bạch hầu; bệnh cúm; bệnh dại; bệnh ho gà; bệnh lao phổi; bệnh do liên cầu lợn ở người; bệnh lỵ A-míp (Amibe); bệnh lỵ trực trùng; bệnh quai bị; bệnh sốt Đăng gơ (Dengue), sốt xuất huyết Đăng gơ (Dengue); bệnh sốt rét; bệnh sốt phát ban; bệnh sởi; bệnh tay-chân-miệng; bệnh than; bệnh thủy đậu; bệnh thương hàn; bệnh uốn ván; bệnh Ru-bê-ôn (Rubeon); bệnh viêm gan vi rút; bệnh viêm màng não do não mô cầu; bệnh viêm não vi rút; bệnh xoắn khuẩn vàng da; bệnh tiêu chảy do vi rút Rô-ta (Rota);
...
Như vậy, theo quy định trên, bệnh quai bị là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.
Bệnh quai bị thuộc bệnh truyền nhiễm nhóm B.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự kiến khi nào dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam hoàn thành?
- Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng là gì? Gồm những dự án nào?
- Yêu cầu đối với các hoạt động khai thác cát sỏi trong hồ theo Nghị định 53?
- Doanh nghiệp bảo hiểm thay đổi Chủ tịch HĐQT khi chưa được Bộ Tài chính chấp thuận phạt đến 180 triệu?
- 02 hình thức công khai mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/02/2025?