Chủ nghĩa xã hội là gì? Bản chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
Chủ nghĩa xã hội là gì?
Chủ nghĩa xã hội là một hệ tư tưởng và một phong trào chính trị nhằm xây dựng một xã hội mà ở đó mọi người đều bình đẳng về kinh tế và xã hội. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, tài sản tư nhân được hạn chế hoặc loại bỏ, và các phương tiện sản xuất được sở hữu chung bởi cộng đồng.
Chủ nghĩa xã hội được hình thành từ thế kỷ 19, dựa trên học thuyết của Karl Marx và Friedrich Engels. Marx và Engels tin rằng chủ nghĩa xã hội là một hệ thống thay thế cho chủ nghĩa tư bản với sự công bằng và bình đẳng hơn.
Chủ nghĩa xã hội đã được thực hiện ở nhiều quốc gia khác nhau, với nhiều mức độ thành công khác nhau. Một số ví dụ về các quốc gia xã hội chủ nghĩa bao gồm Liên Xô, Trung Quốc, Cuba, và Việt Nam.
Chủ nghĩa xã hội là gì? Bản chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? (hình từ Internet)
Đặc trưng của chủ nghĩa xã hội là gì?
Chủ nghĩa xã hội có một số đặc trưng, bao gồm:
- Mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội là giải phóng con người khỏi mọi ách bóc lột về kinh tế và nô dịch về tinh thần, tạo điều kiện cho con người phát triền toàn diện.
- Cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội được tạo ra bởi lực lượng sản xuất tiên tiến, hiện đại;
- Chủ nghĩa xã hội là từng bước xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất (chủ yếu);
- Chủ nghĩa xã hội tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới với năng suất cao;
- Chủ nghĩa xã hội thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động;
- Chủ nghĩa xã hội là một xã hội dân chủ, dân chủ gấp nhiều lần dân chủ tư sản;
- Nhà nước trong chủ nghĩa xã hội là nhà nước dân chủ kiểu mới, thể hiện bản chất giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao động;
- Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, các quan hệ giai cấp - dân tộc - quốc tế được giải quyết phù hợp, kết hợp lợi ích giai cấp - dân tộc với chủ nghĩa quốc tế trong sáng.
Nội dung tham khảo thêm tại: https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu-lieu-ve-dang/gioi-thieu-van-kien-dang/dac-trung-co-ban-cua-xa-hoi-xa-hoi-chu-nghia-o-viet-nam-theo-tinh-than-dai-hoi-xi-cua-dang-gs-ts-nguyen-864
Bản chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là gì?
Hiến pháp là luật gốc, là cơ sở xây dựng hệ thống pháp luật và tất cả mọi người sống trên lãnh thổ Việt Nam sống và làm việc tuân thủ theo Hiến pháp và pháp luật
Tại Điều 2 Hiến pháp 2013 quy định như sau:
Điều 2.
1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
3. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Đồng thời tại Điều 3 Hiến pháp 2013 quy định như sau:
Điều 3.
Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
Theo đó có thể thấy ngay từ những điều đầu tiên của Hiến pháp đã đề cập đến việc Việt Nam là nước xã hội chủ nghĩa, mọi quyền lực thuộc về nhân dân, là nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Việt Nam theo đuổi mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do Nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.
Ngoài ra, theo bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng thì bản chất xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam xây dựng dựa trên học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thực sự vì lợi ích của Nhân dân lao động.
Lưu ý: Nội dung bài viết chỉ đề cấp đến một khía cạnh nhỏ nói lên bản chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và chỉ mang tính chất tham khảo
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng? Đoàn Thanh niên có trách nhiệm hướng dẫn thiếu nhi làm theo 5 điều Bác Hồ dạy hay không?
- Vào thi Vòng 7 Trạng nguyên Tiếng Việt 2024 – 2025 trên Trangnguyen.edu.vn như thế nào?
- Tháng 12 2024 có ngày lễ, sự kiện gì? Tháng 12 2024 nước ta có ngày lễ lớn nào không?
- Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Hôn nhân và gia đình mới nhất?
- Biểu mẫu báo cáo của tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu riêng lẻ mới nhất?