Thương nhân nước ngoài không báo cáo về hoạt động của Văn phòng đại diện tại Việt Nam trong bao lâu thì bị thu hồi giấy phép thành lập?
- Thương nhân nước ngoài không báo cáo về hoạt động của Văn phòng đại diện tại Việt Nam trong bao lâu thì bị thu hồi giấy phép thành lập?
- Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài bị thu hồi do không báo cáo về hoạt động có được cấp lại không?
- Trong trường hợp nào thì thương nhân nước ngoài được cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam ngay mà không phải đợi?
Thương nhân nước ngoài không báo cáo về hoạt động của Văn phòng đại diện tại Việt Nam trong bao lâu thì bị thu hồi giấy phép thành lập?
Căn cứ theo Điều 44 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định về các trường hợp thu hồi Giấy phép thành lập văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh cụ thể như sau:
Các trường hợp thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh
Văn phòng đại diện, Chi nhánh bị thu hồi Giấy phép thành lập trong các trường hợp sau đây:
1. Không hoạt động trong 01 năm và không phát sinh các giao dịch với Cơ quan cấp giấy phép.
2. Không báo cáo về hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh trong 02 năm liên tiếp.
3. Không gửi báo cáo theo quy định tại Khoản 2 Điều 32 Nghị định này tới Cơ quan cấp Giấy phép trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản.
4. Trường hợp khác theo quy định pháp luật.
Theo đó, thương nhân nước ngoài không báo cáo về hoạt động của văn phòng đại diện tại Việt Nam trong vòng 02 năm liên tiếp thì bị thu hồi giấy phép thành lập chi nhánh.
Thương nhân nước ngoài không báo cáo về hoạt động của Văn phòng đại diện tại Việt Nam trong bao lâu thì bị thu hồi giấy phép thành lập? (Hình từ Internet)
Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài bị thu hồi do không báo cáo về hoạt động có được cấp lại không?
Theo Điều 14 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định về các trường hợp không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh cụ thể như sau:
Các trường hợp không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh
Cơ quan cấp Giấy phép không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh cho thương nhân nước ngoài trong những trường hợp sau:
1. Không đáp ứng một trong những điều kiện quy định tại Điều 7 đối với trường hợp đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện hoặc không đáp ứng một trong những điều kiện quy định tại Điều 8 đối với trường hợp đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh.
2. Thương nhân nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh trong thời gian 02 năm, kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh tại Việt Nam theo quy định tại Điều 44 Nghị định này.
3. Việc thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh bị hạn chế theo quy định của pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe cộng đồng.
4. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì thương nhân nước ngoài khi bị thu hồi giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam do không báo cáo về tình hình hoạt động thì có thể được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện sau thời gian 02 năm, kể từ ngày bị thu hồi.
Trong trường hợp nào thì thương nhân nước ngoài được cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam ngay mà không phải đợi?
Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định về các trường hợp cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh cụ thể như sau:
Các trường hợp cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh
Thương nhân nước ngoài làm thủ tục cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh trong những trường hợp sau:
1. Chuyển địa điểm đặt trụ sở của Văn phòng đại diện từ một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc khu vực địa lý thuộc phạm vi quản lý của một Ban quản lý đến một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác hoặc khu vực địa lý thuộc phạm vi quản lý của một Ban quản lý khác.
2. Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh bị mất, bị hủy hoại, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy dưới mọi hình thức.
Như vậy, trong một số trường hợp sau đây thì thương nhân nước ngoài được cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam mà không phải đợi:
- Chuyển địa điểm đặt trụ sở của văn phòng đại diện từ một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc khu vực địa lý thuộc phạm vi quản lý của một Ban quản lý này đến một nơi khác tương tự.
- Giấy phép thành lập văn phòng đại diện bị mất, bị hủy hoại, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy dưới mọi hình thức.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?