Việc sửa đổi Hiến pháp được quy định như thế nào? Nước ta có bao nhiêu bản Hiến pháp?
Nước ta có bao nhiêu bản Hiến pháp?
Tại Điều 119 Hiến pháp 2013 có đề cập Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.
- Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp.
- Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định.
Bên cạnh đó, theo dòng lịch sử lập hiến, kể từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay, nước ta có 05 bản Hiến pháp cụ thể như:
- Hiến pháp 1946, do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành ngày 09 tháng 11 năm 1946. Đây là bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển của đất nước.
- Hiến pháp 1959, do Quốc hội khóa 2 thông qua vào ngày 12/12/1959. Bản Hiến pháp này thể hiện bước phát triển mới của Nhà nước Việt Nam trong thời kỳ miền Bắc thực hiện nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Hiến pháp 1980, do Quốc hội khóa 5 thông qua vào ngày 18/12/1980. Bản Hiến pháp này thể hiện bước phát triển mới của Nhà nước Việt Nam trong thời kỳ cả nước thực hiện nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Hiến pháp 1992, do Quốc hội khóa 8 thông qua vào ngày 15/04/1992. Bản Hiến pháp này thể hiện bước phát triển mới của Nhà nước Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
- Hiến pháp 2013, do Quốc hội khóa 13 thông qua vào ngày 28/11/2013. Bản Hiến pháp này thể hiện bước phát triển mới của Nhà nước Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Việc sửa đổi Hiến pháp được quy định như thế nào? Nước ta có bao nhiêu bản Hiến pháp? (Hình từ Internet)
Hiến pháp do cơ quan nào ban hành?
Căn cứ tại Điều 70 Hiến pháp 2013 có quy định như sau:
Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật;
2. Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;
....
Như vậy, Hiến pháp do Quốc hội ban hành. Việc sửa đổi Hiến pháp cũng do Quốc hội thực hiện. Ngoài ra, thông qua Hiến pháp luật và nghị quyết, Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cáo.
Bên cạnh đó, Quốc hội có quyền xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập.
Việc sửa đổi Hiến pháp được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 120 Hiến pháp 2013, sửa đổi Hiến pháp được quy định như sau:
- Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất 1/ tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp.
- Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
- Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Thành phần, số lượng thành viên, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và trình Quốc hội dự thảo Hiến pháp.
- Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định.
Theo Hiến pháp 2013 vị trí và chức năng của Quốc hội là gì? Nhiệm kỳ của Quốc hội là bao lâu?
Theo quy định tại Điều 69 Hiến pháp 2013, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Có chức năng thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
Bên cạnh đó, tại Điều 71 Hiến pháp 2013, nhiệm kỳ của Quốc hội là 05 năm. 60 ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc hội khóa mới phải được bầu xong.
Trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được quá 12 tháng, trừ trường hợp có chiến tranh.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Văn bản quy phạm pháp luật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?