Xin trích lục bản đồ địa chính ở đâu? Cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?

Cho tôi hỏi Xin trích lục bản đồ địa chính ở đâu? Cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào? (Câu hỏi của chị Tuyết - Cần Thơ)

Bản đồ địa chính bao gồm những nội dung chính nào?

Theo quy định Điều 8 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, bản đồ địa chính bao gồm các nội dung như sau:

- Khung bản đồ.

- Điểm khống chế tọa độ, độ cao Quốc gia các hạng, điểm địa chính, điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ổn định.

- Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp.

- Mốc giới quy hoạch; chi giới hành lang bảo vệ an toàn giao thông, thủy lợi, đê điều, hệ thống dẫn điện và các công trình công cộng khác có hành lang bảo vệ an toàn.

- Ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất.

- Nhà ở và công trình xây dựng khác: chi thể hiện trên bản đồ các công trình xây dựng chính phù hợp với mục đích sử dụng của thửa đất, trừ các công trình xây dựng tạm thời. Các công trình ngầm khi có yêu cầu thể hiện trên bản đồ địa chính phải được nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình.

- Các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất như đường giao thông, công trình thủy lợi, đê điều, sông, suối, kênh, rạch và các yếu tố chiếm đất khác theo tuyến.

- Địa vật, công trình có giá trị về lịch sử, văn hóa, xã hội và ý nghĩa định hướng cao.

- Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao (khi có yêu cầu thể hiện phải được nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình).

- Ghi chú thuyết minh.

Xin trích lục bản đồ địa chính ở đâu? Cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?

Xin trích lục bản đồ địa chính ở đâu? Cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào? (Hình từ Internet)

Xin trích lục bản đồ địa chính ở đâu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT về cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai như sau:

Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai
1. Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai ở Trung ương là Trung tâm Dữ liệu và Thông tin đất đai thuộc Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai ở địa phương là Văn phòng đăng ký đất đai.
Đối với địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, Văn phòng đăng ký đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm cung cấp dữ liệu đất đai từ hồ sơ địa chính theo phân cấp quản lý hồ sơ địa chính.

Mặt khác theo Điều 29 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về phân cấp quản lý hồ sơ địa chính như sau:

Phân cấp quản lý hồ sơ địa chính
1. Quản lý hồ sơ địa chính dạng số:
a) Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính dạng số của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Đối với huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính mà chưa kết nối với cơ sở dữ liệu địa chính của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính dạng số của địa phương.
2. Phân cấp quản lý hồ sơ địa chính dạng giấy:
a) Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh quản lý các tài liệu gồm:
......
- Bản đồ địa chính và các loại bản đồ, tài liệu đo đạc khác đang sử dụng để đăng ký, cấp Giấy chứng nhận;
....
b) Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện quản lý các tài liệu gồm:
....
- Bản đồ địa chính và các loại bản đồ, tài liệu đo đạc khác sử dụng trong đăng ký, cấp Giấy chứng nhận;
.......

c) Ủy ban nhân dân cấp xã (trực tiếp là công chức địa chính) quản lý bản sao bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ tiếp nhận và trả kết quả đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với các trường hợp nộp hồ sơ đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
....

Ngoài ra, theo khoản 6 Điều 2 Thông tư liên tịch 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của văn phòng đăng ký đất đai như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn
1. Thực hiện việc đăng ký đất được Nhà nước giao quản lý, đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
....
6. Thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; chỉnh lý bản đồ địa chính; trích lục bản đồ địa chính.
.....

Thông qua các quy định trên, về nguyên tắc, việc trích lục bản đồ địa chính tại địa phương thuộc thẩm quyền của Văn phòng đăng ký đất đai.

Tuy nhiên đối với địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, việc trích lục bản đồ địa chính cho người dân từ hồ sơ địa chính được thực hiện theo phân cấp quản lý hồ sơ địa chính dạng giấy. Cụ thể như:

- Văn phòng đăng ký đất đai và Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai trích lục bản đồ địa chính theo phạm vi quản lý của mình.

- Ủy ban nhân dân cấp xã trích lục bản đồ địa chính đối với các trường hợp nộp hồ sơ đăng ký đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Như vậy, người dân có thể xin trích lục bản đồ địa chính ở Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai và Ủy ban nhân dân cấp xã.

Hồ sơ xin trích lục bản đồ địa chính cần các giấy tờ nào?

Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT quy định về khai thác dữ liệu thông qua phiếu yêu cầu hoặc văn bản yêu cầu cụ thể như:

Khai thác dữ liệu thông qua phiếu yêu cầu hoặc văn bản yêu cầu
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác dữ liệu đất đai nộp phiếu yêu cầu hoặc gửi văn bản yêu cầu cho các cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai theo Mẫu số 01/PYC được ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Khi nhận được phiếu yêu cầu, văn bản yêu cầu hợp lệ của tổ chức, cá nhân, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện việc cung cấp dữ liệu cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu khai thác dữ liệu. Trường hợp từ chối cung cấp dữ liệu thì phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
3. Việc khai thác dữ liệu thông qua phiếu yêu cầu hoặc văn bản yêu cầu được thực hiện theo các quy định của pháp luật.

Như vậy, hồ sơ xin trích lục bản đồ địa chính bao gồm các giấy tờ như sau:

- Phiếu yêu cầu hoặc văn bản yêu cầu cho các cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai theo Mẫu số 01/PYC được ban hành kèm theo Thông tư 34/2014/TT-BTNMT.

Tải Phiếu yêu cầu trích lục bản đồ địa chính tại đây. Tải về.

- Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

- CMND/CCCD còn hạn của người xin trích lục

- Giấy ủy quyền và giấy tờ pháp lý của người ủy quyền trong trường hợp ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bản đồ địa chính
Dương Thanh Trúc
55,670 lượt xem
Bản đồ địa chính
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bản đồ địa chính
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về ký hiệu bản đồ địa chính mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách bảng viết tắt tên riêng trên bản đồ địa chính mới nhất 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn xác định tỷ lệ bản đồ địa chính theo Thông tư 26/2024/TT-BTNMT?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Quy định kỹ thuật về đo đạc lập bản đồ địa chính mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Trích lục bản đồ địa chính có được xem là giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất khi khai nhận di sản?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Biên bản bàn giao mốc địa chính mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản bàn giao sản phẩm đo đạc lập bản đồ địa chính 2024 file Word?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản xác nhận việc công khai bản đồ địa chính mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải Mẫu trích lục bản đồ địa chính, trích lục bản chính đo địa chính 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhận diện 04 màu sắc thường gặp trên bản đồ địa chính năm 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bản đồ địa chính có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bản đồ địa chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bản đồ địa chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào