Định lượng của hàng hóa được ghi trên nhãn như thế nào? Đơn vị đo được dùng để ghi định lượng trên nhãn hàng hóa được quy định như thế nào?

Cho tôi hỏi, Định lượng của hàng hóa được ghi trên nhãn như thế nào? Đơn vị đo được dùng để ghi định lượng trên nhãn hàng hóa được quy định như thế nào? Nhờ anh chị giải đáp.

Định lượng của hàng hóa được ghi trên nhãn như thế nào?

Căn cứ quy định Mục 2 Phụ lục 2 Ban hành kèm theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP có quy định về cách ghi định lượng của hàng hóa như sau:

Dưới đây là cách ghi định lượng của hàng hóa trên nhãn hàng hóa:

Đơn vị đo được dùng để ghi định lượng trên nhãn hàng hóa được quy định như thế nào?

Căn cứ quy định Mục 1 Phụ Lục 2 Ban hành kèm theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định về cách thể hiện một số đơn vị đo được dùng để ghi định lượng trên nhãn hàng hóa như sau:

Dưới đây là cách thể hiện một số đơn vị đo được dùng để ghi định lượng trên nhãn hàng hóa:

Định lượng của hàng hóa được ghi trên nhãn như thế nào? Đơn vị đo được dùng để ghi định lượng trên nhãn hàng hóa được quy định như thế nào?

Định lượng của hàng hóa được ghi trên nhãn như thế nào? Đơn vị đo được dùng để ghi định lượng trên nhãn hàng hóa được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Các nội dung nào được phép ghi bằng các ngôn ngữ không phải là Tiếng Việt có gốc chữ cái La tinh trên nhãn hàng hóa?

Căn cư quy định Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định về ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa như sau:

Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa
.....
3. Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.
4. Các nội dung sau được phép ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái La tinh:
a) Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thuốc dùng cho người trong trường hợp không có tên tiếng Việt;
b) Tên quốc tế hoặc tên khoa học kèm công thức hóa học, công thức cấu tạo của hóa chất, dược chất, tá dược, thành phần của thuốc;
c) Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thành phần, thành phần định lượng của hàng hóa trong trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa;
d) Tên và địa chỉ doanh nghiệp nước ngoài có liên quan đến sản xuất hàng hóa.

Như vậy, các nội dung được phép ghi bằng các ngôn ngữ không phải là Tiếng Việt có gốc chữ cái La tinh trên nhãn hàng hóa gồm có:

- Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thuốc dùng cho người trong trường hợp không có tên tiếng Việt;

- Tên quốc tế hoặc tên khoa học kèm công thức hóa học, công thức cấu tạo của hóa chất, dược chất, tá dược, thành phần của thuốc;

- Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thành phần, thành phần định lượng của hàng hóa trong trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa;

- Tên và địa chỉ doanh nghiệp nước ngoài có liên quan đến sản xuất hàng hóa.

Trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa được quy định như thế nào?

Căn cứ quy định Điều 9 Nghị định 43/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP quy định về trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa như sau:

Trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa
1. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa kể cả nhãn phụ phải bảo đảm ghi nhãn trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa.
2. Hàng hóa sản xuất để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất phải chịu trách nhiệm thực hiện ghi nhãn hàng hóa.
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa yêu cầu tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc ghi nhãn thì tổ chức, cá nhân đó vẫn phải chịu trách nhiệm về nhãn hàng hóa của mình.
3. Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì tổ chức, cá nhân đưa hàng hóa ra lưu thông phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định này.
4. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam phải ghi nhãn theo quy định về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa nhập khẩu tại Nghị định này.

Như vậy, trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa được quy định như:

- Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa kể cả nhãn phụ phải bảo đảm ghi nhãn trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa.

- Hàng hóa sản xuất để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất phải chịu trách nhiệm thực hiện ghi nhãn hàng hóa.

Lưu ý: Trong trường hợp tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa yêu cầu tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc ghi nhãn thì tổ chức, cá nhân đó vẫn phải chịu trách nhiệm về nhãn hàng hóa của mình.

- Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì tổ chức, cá nhân đưa hàng hóa ra lưu thông phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định này.

- Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam phải ghi nhãn theo quy định về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa nhập khẩu.

Những loại hàng hóa sau đây không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 43/2017/NĐ-CP:

- Bất động sản;

- Hàng hóa tạm nhập tái xuất; hàng hóa tạm nhập để tham gia hội chợ, triển lãm sau đó tái xuất; hàng hóa quá cảnh, hàng hóa chuyển khẩu; hàng hóa trung chuyển;

- Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; tài sản di chuyển;

- Hàng hóa bị tịch thu bán đấu giá;

- Hàng hóa là thực phẩm tươi, sống, thực phẩm chế biến không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng;

- Hàng hóa là nhiên liệu, nguyên liệu (nông sản, thủy sản, khoáng sản), vật liệu xây dựng (gạch, ngói, vôi, cát, đá, sỏi, xi măng, đất màu, vữa, hỗn hợp bê tông thương phẩm), phế liệu (trong sản xuất, kinh doanh) không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng;

- Hàng hóa là xăng dầu, khí (LPG, CNG, LNG) chất lỏng, xi măng rời không có bao bì thương phẩm đựng trong container, xi tec;

- Hàng hóa đã qua sử dụng;

- Hàng hóa xuất khẩu không tiêu thụ nội địa;

- Hàng hóa thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng; hàng hóa là chất phóng xạ, hàng hóa sử dụng trong trường hợp khẩn cấp nhằm khắc phục thiên tai, dịch bệnh; phương tiện giao thông đường sắt, đường thủy, đường không.

Trân trọng!

Nhãn hàng hóa
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Nhãn hàng hóa
Hỏi đáp Pháp luật
Exp là gì? Quy định về cách ghi exp là gì trên nhãn hàng hóa?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhãn phụ là gì? Trường hợp nào hàng hóa phải dán thêm nhãn phụ?
Hỏi đáp Pháp luật
Vị trí dán nhãn hàng hóa khi có nhiều đơn vị hàng hóa nhỏ được đóng gói trong hộp lớn như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Định lượng của hàng hóa được ghi trên nhãn như thế nào? Đơn vị đo được dùng để ghi định lượng trên nhãn hàng hóa được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa có được ghi theo ngày âm lịch hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bao bì thương phẩm là gì? Bao bì dùng để đựng hàng hóa bán lẻ có được xem là bao bì thương phẩm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi ghi nhãn hàng hóa có bắt buộc phải ghi nhãn phụ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đề nghị chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Ghi lượng của hàng đóng gói sẵn trên nhãn hàng hóa phải đáp ứng yêu cầu gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng theo quy định hiện nay?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nhãn hàng hóa
Đinh Khắc Vỹ
925 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Nhãn hàng hóa
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào