Mẫu đề nghị chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn mới nhất hiện nay?
- Mẫu đề nghị chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn mới nhất hiện nay?
- Hồ sơ đề nghị chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn bao gồm những giấy tờ gì?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn có hiệu lực bao nhiêu năm?
- Đình chỉ hiệu lực của giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn trong trường hợp nào?
Mẫu đề nghị chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn mới nhất hiện nay?
Tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 21/2014/TT-BKHCN có quy định Mẫu 2. ĐNCN Mẫu đề nghị chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn như sau:
Xem chi tiết Mẫu đề nghị chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn ban hành kèm theo Thông tư 21/2014/TT-BKHCN tại đây.
Hồ sơ đề nghị chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn bao gồm những giấy tờ gì?
Tại Điều 17 Thông tư 21/2014/TT-BKHCN có quy định cơ sở đề nghị chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn phải đáp ứng các điều kiện quy định và nộp 01 bộ hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan chứng nhận. Hồ sơ gồm có:
- Mẫu đề nghị chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn Mẫu 2. ĐNCN tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 21/2014/TT-BKHCN tại đây.
- Bản sao (có xác nhận sao y bản chính của cơ sở sản xuất) quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
- Văn bản của người đứng đầu cơ sở quy định các biện pháp kiểm soát về đo lường để bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn.
- Hồ sơ kết quả kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo, hồ sơ đánh giá kỹ thuật đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn, hồ sơ kết quả thực hiện các biện pháp kiểm soát về đo lường khác theo quy định.
Mẫu đề nghị chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn mới nhất hiện nay? (Hình từ Internet)
Giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn có hiệu lực bao nhiêu năm?
Tại khoản 2 Điều 20 Thông tư 21/2014/TT-BKHCN có quy định thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn như sau:
Giấy chứng nhận
1. Nội dung, hình thức của giấy chứng nhận theo Mẫu 4.GCN tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận là năm (05) năm kể từ ngày ký.
3. Giấy chứng nhận được gửi tới cơ sở đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nơi cơ sở đề nghị thực hiện sản xuất, nhập khẩu hàng đóng gói sẵn và đăng trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Như vậy, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn có hiệu lực sử dụng trong vòng 05 năm kể từ ngày ký.
Đình chỉ hiệu lực của giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn trong trường hợp nào?
Tại Điều 23 Thông tư 21/2014/TT-BKHCN có quy định đình chỉ hiệu lực của giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn như sau:
Đình chỉ hiệu lực của giấy chứng nhận
1. Đình chỉ hiệu lực của giấy chứng nhận được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Cơ sở được chứng nhận không duy trì được các yêu cầu quy định tương ứng tại Điều 10, Điều 11 của Thông tư này gây hậu quả nghiêm trọng;
b) Cơ sở được chứng nhận có văn bản đề nghị được đình chỉ phạm vi được chứng nhận.
...
Như vậy, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn bị đình chỉ hiệu lực nếu:
(1) Cơ sở được chứng nhận không duy trì được các yêu cầu quy định tương ứng gây hậu quả nghiêm trọng bao gồm các yêu cầu sau:
- Yêu cầu đối với cơ sở sản xuất hàng đóng gói sẵn
+ Được thành lập theo quy định của pháp luật.
+ Có đủ cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu sau đây:
++ Có đủ phương tiện định lượng hàng đóng gói sẵn (đối với cơ sở sản xuất hàng đóng gói sẵn), phương tiện đo để tự đánh giá sự phù hợp về lượng của hàng đóng gói sẵn (đối với cơ sở thực hiện tự đánh giá sự phù hợp về lượng của hàng đóng gói sẵn); các phương tiện đo được định kỳ kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định;
++ Có mặt bằng làm việc, điều kiện môi trường và điều kiện khác theo yêu cầu quy định tại khoản 4 Điều 23 Thông tư 21/2014/TT-BKHCN.
+ Có đủ nhân viên kỹ thuật thực hiện các biện pháp kiểm soát về đo lường quy định tại khoản 4 Điều 23 Thông tư 21/2014/TT-BKHCN .
+ Ban hành và thực hiện các biện pháp kiểm soát về đo lường đối với phương tiện đo, phương tiện định lượng, việc thực hiện phép đo (sau đây viết tắt là biện pháp kiểm soát về đo lường) để bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn.
+ Lưu giữ đầy đủ hồ sơ kết quả kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo, hồ sơ đánh giá kỹ thuật đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn (do cơ sở tự đánh giá hoặc do cơ quan chứng nhận quy định tại Điều 16 Thông tư 21/2014/TT-BKHCN được cơ sở thuê thực hiện).
- Yêu cầu đối với cơ sở nhập khẩu hàng đóng gói sẵn
+ Phải thể hiện dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn nhóm 2.
+ Ban hành và thực hiện các biện pháp kiểm soát về đo lường để bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn.
(2) Cơ sở được chứng nhận có văn bản đề nghị được đình chỉ phạm vi được chứng nhận.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Hiệp định Paris được ký vào ngày, tháng, năm nào?
- Tờ khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải (Mẫu số 01) áp dụng từ 5/1/2025?