Tín hiệu giao thông đường sắt phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật nào theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2018/BGTVT?
Tín hiệu giao thông đường sắt phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật nào theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2018/BGTVT?
Căn cứ Tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2018/BGTVT quy định tín hiệu giao thông đường sắt phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau:
- Màu cơ bản dùng để biểu thị tín hiệu trong việc chạy tàu bao gồm 3 loại sau đây:
+ Đỏ: dừng;
+ Vàng: chạy với sự chú ý hoặc giảm tốc độ;
+ Lục: chạy với tốc độ quy định;
Ngoài các màu cơ bản trên đây, có thể sử dụng thêm các màu xanh lam, trắng, sữa theo quy định.
- Mọi tín hiệu, biển báo phải bảo đảm tầm nhìn tín hiệu liên tục, rõ ràng trong khoảng cách quy định.
- Trong khu đoạn đóng đường không tự động phải đặt tín hiệu báo trước cho tín hiệu vào ga, thông qua, phòng vệ.
- Khoảng cách từ tín hiệu báo trước đến tín hiệu chính không dưới 800 m.
- Tín hiệu cố định phải đặt ở bên trái đường sắt theo hướng tàu chạy.
- Ga phải có tín hiệu vào ga.
- Tín hiệu này đặt cách ghi đầu tiên vào ga ít nhất 50 m tính từ mũi ghi ngược chiều hoặc từ mốc tránh va chạm của ghi thuận chiều.
- Khi tín hiệu vào ga không bảo đảm tầm nhìn thì phải có tín hiệu lặp lại.
- Mỗi đường gửi tàu vào khu gian đóng đường nửa tự động hoặc tự động phải có tín hiệu ra ga.
- Tín hiệu này đặt ở địa điểm thích hợp ở trong mốc tránh va chạm của mỗi đường gửi tàu sao cho chiều dài dùng được của đường là lớn nhất.
- Tín hiệu vào ga chỉ được biểu thị thông qua khi tín hiệu ra ga đường chính tuyến cùng hướng đã mở.
- Tín hiệu thông qua đặt ở điểm phân giới của các phân khu đóng đường tự động hoặc ở điểm phân giới của trạm đóng đường.
- Tín hiệu ngăn đường đặt ở trước đường ngang, cầu, hàm lớn có người gác, nơi đất đá thường sụt lở.
- Tín hiệu này đặt cách điểm phòng vệ ít nhất 100 m. Nơi không đủ điều kiện đặt tín hiệu ngăn đường phải được đặt tín hiệu phòng vệ.
- Tại nơi giao nhau giữa đường sắt và đường bộ có mật độ giao thông cao phải đặt tín hiệu đường ngang.
- Nếu tín hiệu đường ngang tự động có thêm thiết bị chắn tự động thì khi tàu sắp đến đường ngang, thiết bị chắn phải tự động đóng lại và giữ nguyên trạng thái đóng cho tới khi tàu qua khỏi đường ngang.
- Trước nơi đường sắt giao nhau cùng mặt bằng trong khu gian, phải đặt tín hiệu phòng vệ.
- Phía trước hai đầu cầu đường sắt mà mặt cầu dùng chung với đường bộ phải đặt tín hiệu phòng vệ. Khoảng cách từ mố cầu đến tín hiệu cùng bên ít nhất 100 m.
- Ở ga có nhiều bãi đón, gửi tàu phải có tín hiệu vào bãi, ra bãi. Vị trí đặt các tín hiệu này như quy định đối với tín hiệu vào ga, ra ga.
- Tín hiệu ra ga, ra bãi để gửi tàu đi nhiều hướng phải có biểu thị chỉ hướng tàu chạy.
- Cột tín hiệu vào ga, vào bãi loại đèn màu phải có biểu thị dẫn đường.
- Trong ga điều khiển tập trung:
+ Có thể đặt tín hiệu dồn chung với cột tín hiệu ra ga, vào bãi hoặc ra bãi;
+ Có thể đặt tín hiệu dồn - phòng vệ ở nơi đường nhánh nối vào ga mà không có quan hệ đóng đường hoặc để phân chia đường chạy tàu trong ga.
- Trạng thái bình thường của các loại tín hiệu cố định như sau:
+ Tín hiệu vào ga, ra ga, vào bãi, ra bãi, tín hiệu phòng vệ, tín hiệu của trạm đóng đường, tín hiệu dồn tàu, tín hiệu dồn - phòng vệ phải biểu thị ngừng;
+ Tín hiệu thông qua trong khu gian đóng đường tự động (trừ tín hiệu thông qua liền trước tín hiệu vào ga) phải biểu thị tàu chạy với tốc độ quy định;
+ Tín hiệu báo trước, cánh thông qua trên tín hiệu vào ga hoặc bãi phải biểu thị chạy với chú ý hoặc giảm tốc độ.
- Tín hiệu cố định khi hỏng phải trở về trạng thái bình thường hoặc biểu thị ngừng. Tín hiệu thông qua ở khu gian đóng đường tự động khi hỏng phải tự động biểu thị ngừng.
- Tín hiệu cánh (trừ tín hiệu báo trước) về ban đêm phải có ánh đèn ở mặt sau để Trực ban chạy tàu ga hoặc người điều khiển tín hiệu xác nhận được trạng thái tín hiệu.
- Ghi phải có biển ghi và đèn ghi, trừ các trường hợp sau:
+ Ghi ở khu vực dồn tàu và ghi không dùng để đón gửi tàu có thể dùng loại không có đèn ghi;
+ Ghi điện khí tập trung có thể không có biển ghi và đèn ghi.
Tín hiệu giao thông đường sắt phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật nào theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2018/BGTVT? (Hình từ Internet)
Phương tiện giao thông đường sắt khi tham gia giao thông phải đáp ứng các điều kiện nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 30 Luật Đường sắt 2017 quy định phương tiện giao thông đường sắt khi tham gia giao thông phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
- Có Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt do cơ quan có thẩm quyền cấp;
- Có Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt hoặc Giấy chứng nhận kiểm tra định kỳ an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt do cơ quan có thẩm quyền cấp còn hiệu lực.
Hệ thống tín hiệu giao thông đường sắt bao gồm những gì?
Tại khoản 1 Điều 37 Luật Đường sắt 2017 quy định hệ thống tín hiệu giao thông đường sắt bao gồm:
+ Hiệu lệnh của người tham gia điều khiển chạy tàu;
+ Tín hiệu trên tàu và tín hiệu dưới mặt đất, biển báo hiệu, pháo hiệu phòng vệ, đuốc.
Biểu thị của tín hiệu là mệnh lệnh và điều kiện chạy tàu, dồn tàu, dừng tàu.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Đặt thiết bị báo động trong phòng vũ trường mà không phải thiết bị báo cháy nổ bị xử phạt bao nhiêu?
- Việt Nam đã có văn bản công nhận Dương lịch là lịch chính thức hay chưa?
- Danh mục loài thương phẩm của nghề khai thác thủy sản theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13981:2024?
- Từ ngày 01/01/2025, giá dịch vụ ngày giường bệnh được tính như thế nào?