Hành vi tống tiền người khác bằng video, clip thì phạm tội gì?

Cho hỏi: Hành vi tống tiền người khác bằng video, clip thì phạm tội gì? Câu hỏi của chị Ngân (Bình Phước)

Tống tiền là gì?

Hiện nay, pháp luật chưa quy định cụ thể về thuật ngữ tống tiền là gì?

Tuy nhiên, dựa vào thực tế, hành vi tống tiền được hiểu là hành vi đe dọa, dọa nạt, uy hiếp hoặc bằng bất kỳ hình thức, thủ đoạn nào khác nhằm yêu cầu, buộc người khác phải nộp tiền cho mình.

Hành vi tống tiền cũng được hiểu đơn giản là hành vi đe dọa, uy hiếp về tinh thần để người bị đe dọa tin rằng họ sẽ nguy hại về tính mạng, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản.

Hành vi tống tiền người khác bằng video, clip thì phạm tội gì?

Hành vi tống tiền người khác bằng video, clip thì phạm tội gì? (Hình từ Internet)

Hành vi tống tiền người khác bằng video, clip thì phạm tội gì?

Thông thường, hành vi tống tiền có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015.

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, nếu hành vi của đối tượng là đe dọa, uy hiếp và yêu cầu ngay tức khắc phải đưa tiền, chuyển tiền mà không cho người bị hại thời gian suy nghĩ, chuẩn bị thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh cướp tài sản tại Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015.

Ranh giới giữa hai tội danh này là dựa vào yêu tố về thời gian, một trường hợp sẽ yêu cầu chuyển tiền và một trường hợp phải chuyển tiền ngay lập tức.

Tùy thuộc mức độ vi phạm mà người phạm tội (người có hành vi đe dọa, uy hiếp để chiếm đoạt tiền phải chịu mức án khác nhau), cụ thể như sau:

Hành vi tống tiền có được hưởng án treo không?

Căn cứ theo Điều 65 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về án treo cụ thể như sau:

Án treo
1. Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.
...

Đồng thời, theo Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, b khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP quy định về điều kiện cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo như sau:

Điều kiện cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo
Người bị xử phạt tù có thể được xem xét cho hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị xử phạt tù không quá 03 năm.
2. Người bị xử phạt tù có nhân thân là ngoài lần phạm tội này, người phạm tội chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.
a) Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà tính đến ngày phạm tội lần này đã quá thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo;
b) Đối với người bị kết án mà khi định tội đã sử dụng tình tiết “đã bị xử lý kỷ luật” hoặc “đã bị xử phạt vi phạm hành chính” hoặc “đã bị kết án” và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo;
c) Đối với người bị kết án mà vụ án được tách ra để giải quyết trong các giai đoạn khác nhau (tách thành nhiều vụ án) và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo
...

Như vậy, theo các quy định trên người có hành vi tống tiền có thể được hưởng án treo nếu hình phạt được tuyên không quá 03 năm tù và đáp ứng các điều kiện khác là:

- Có nhân thân là ngoài lần phạm tội này, người phạm tội chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.

- Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự;

- Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục;

- Có khả năng tự cải tạo và việc cho hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội cưỡng đoạt tài sản
Nguyễn Trần Cao Kỵ
11,009 lượt xem
Tội cưỡng đoạt tài sản
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tội cưỡng đoạt tài sản
Hỏi đáp Pháp luật
Các yếu tố cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản theo pháp luật Hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Cưỡng đoạt tài sản là gì? Tội cưỡng đoạt tài sản bị phạt bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi tống tiền người khác bằng video, clip thì phạm tội gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi thu tiền bảo kê của người bán hàng rong có vi phạm pháp luật không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tội cưỡng đoạt tài sản có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào