Cưỡng đoạt tài sản là gì? Tội cưỡng đoạt tài sản bị phạt bao nhiêu năm tù?

Cưỡng đoạt tài sản là gì? Người phạm tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 bị phạt bao nhiêu năm tù? Người dưới 18 tuổi phạm tội có bị phạt không?

Cưỡng đoạt tài sản là gì? Tội cưỡng đoạt tài sản bị phạt bao nhiêu năm tù?

Căn cứ Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội cưỡng đoạt tài sản:

Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản
1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác nhằm xâm phạm sở hữu tài sản của người khác. Hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.

Đe dọa dùng vũ lực được thể hiện qua lời nói, cử chỉ, hành vi tạo cho người bị đe dọa cảm giác sợ hãi và tin rằng người phạm tội sẽ dùng bạo lực nếu không để cho lấy tài sản.

Dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác bao gồm các hành vi như: Bêu xấu danh dự, uy tín; tiết lộ bí mật; gây tổn hại sức khỏe, tính mạng của người khác hoặc người thân của họ;...

Như vậy, người nào có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội cưỡng đoạt tài sản.

Người phạm tội cưỡng đoạt tài sản có thể bị phạt từ từ 01 năm đến 20 năm tùy theo mức độ vi phạm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Cưỡng đoạt tài sản là gì? Tội cưỡng đoạt tài sản bị phạt bao nhiêu năm tù?

Cưỡng đoạt tài sản là gì? Tội cưỡng đoạt tài sản bị phạt bao nhiêu năm tù? (Hình từ Internet)

Người dưới 18 tuổi có phải chịu trách nhiệm hình sự tội cưỡng đoạt tài sản không?

Căn cứ Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự:

Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.

Như vậy, người dưới 18 tuổi và từ đủ 16 tuổi trở lên thì phải chịu trách nhiệm hình sự tội cưỡng đoạt tài sản.

Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản nếu thực hiện hành vi phạm tội ở khung tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Người phạm tội cưỡng đoạt tài sản được miễn trách nhiệm hình sự khi nào?

Căn cứ Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung bởi điểm a khoản 1 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định căn cứ miễn trách nhiệm hình sự:

Điều 29. Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự
1. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:
a) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
b) Khi có quyết định đại xá.
2. Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
b) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;
c) Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.
3. Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Như vậy, người phạm tội cưỡng đoạt tài sản được miễn trách nhiệm hình sự khi có căn cứ sau:

- Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.

- Khi có quyết định đại xá.

Trân trọng!

Tội cưỡng đoạt tài sản
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tội cưỡng đoạt tài sản
Hỏi đáp Pháp luật
Các yếu tố cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản theo pháp luật Hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Cưỡng đoạt tài sản là gì? Tội cưỡng đoạt tài sản bị phạt bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi tống tiền người khác bằng video, clip thì phạm tội gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi thu tiền bảo kê của người bán hàng rong có vi phạm pháp luật không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội cưỡng đoạt tài sản
Phan Vũ Hiền Mai
1,270 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào