Từ ngày 01/12/2023, cầu thang bộ trên đường thoát nạn dùng để thoát người có chiều rộng như thế nào?

Xin hỏi: Từ ngày 01/12/2023, cầu thang bộ trên đường thoát nạn dùng để thoát người có chiều rộng như thế nào?

Từ ngày 01/12/2023, cầu thang bộ trên đường thoát nạn dùng để thoát người có chiều rộng như thế nào?

Tại tiết 3.4.1 Tiểu mục 3.4 Mục 3 QCVN 06:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BXD quy định về cầu thang bộ và buồng thang bộ trên đường thoát nạn bảo đảm an toàn cho con người như sau:

3.BẢO ĐẢM AN TOÀN CHO NGƯỜI
...
3.4 Cầu thang bộ và buồng thang bộ trên đường thoát nạn
3.4.1 Chiều rộng của bản thang bộ dùng để thoát người, trong đó kể cả bản thang đặt trong buồng thang bộ, không được nhỏ hơn chiều rộng tính toán hoặc chiều rộng của bất kỳ lối ra thoát nạn (cửa đi) nào trên nó, đồng thời không được nhỏ hơn:
- 1,35 m - đối với nhà nhóm F1.1;
- 1,2 m - đối với nhà có số người trên tầng bất kỳ, trừ tầng một, lớn hơn 200 người;
- 0,7 m - đối với cầu thang bộ dẫn đến các chỗ làm việc đơn lẻ;
- 0,9 m - đối với tất cả các trường hợp còn lại.
...

Tại Mục 1 Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BXD có sửa đổi về chiều rộng của bản thang bộ dùng để thoát người như sau:

Sửa đổi, bổ sung điểm 3.4.1 như sau:
- Sửa đổi gạch đầu dòng thứ nhất như sau: “- 1,2 m - đối với nhà nhóm F1.1 có tổng số người thoát nạn qua thang này lớn hơn 15 người từ mỗi tầng; 1 m - đối với nhà nhóm F1.1 có tổng số người thoát nạn qua thang này từ 15 người trở xuống từ mỗi tầng; ”.
- Sửa đổi gạch đầu dòng thứ ba như sau: 0,7 m - đối với nhà có chiều cao PCCC không quá 15 m và tổng số người thoát nạn qua thang này từ mỗi tầng không quá 15 người (trường hợp này chấp nhận bản thang có thể nhỏ hơn chiều rộng cửa thoát nạn của thang);”.
- Bổ sung vào cuối điểm 3.4.1 đoạn văn sau: “Trong trường hợp không thể bảo đảm được các kích thước trên, có thể sử dụng tài liệu chuẩn để tính toán thoát nạn cho người và xác định kích thước cần thiết của bản thang, lối thoát nạn, đường thoát nạn căn cứ trên điều kiện cụ thể của công trình.”.

Như vậy, từ ngày 01/12/2023, cầu thang bộ trên đường thoát nạn dùng để thoát người có chiều rộng cụ thể như sau:

- 1,2 m - đối với nhà nhóm F1.1 có tổng số người thoát nạn qua thang này lớn hơn 15 người từ mỗi tầng;

- 1 m - đối với nhà nhóm F1.1 có tổng số người thoát nạn qua thang này từ 15 người trở xuống từ mỗi tầng;

- 1,2 m - đối với nhà có số người trên tầng bất kỳ, trừ tầng một, lớn hơn 200 người;

- 0,7 m - đối với nhà có chiều cao PCCC không quá 15 m và tổng số người thoát nạn qua thang này từ mỗi tầng không quá 15 người (trường hợp này chấp nhận bản thang có thể nhỏ hơn chiều rộng cửa thoát nạn của thang);

- 0,9 m - đối với tất cả các trường hợp còn lại.

Lưu ý: Trong trường hợp không thể bảo đảm được các kích thước trên, có thể sử dụng tài liệu chuẩn để tính toán thoát nạn cho người và xác định kích thước cần thiết của bản thang, lối thoát nạn, đường thoát nạn căn cứ trên điều kiện cụ thể của công trình.

Từ ngày 01/12/2023, cầu thang bộ trên đường thoát nạn dùng để thoát người có chiều rộng như thế nào?

Từ ngày 01/12/2023, cầu thang bộ trên đường thoát nạn dùng để thoát người có chiều rộng như thế nào? (Hình từ Internet)

Buồng thang bộ phải được bảo đảm chiếu sáng tự nhiên hoặc nhân tạo như thế nào?

Tại tiết 3.4.8 Tiểu mục 3.4 Mục 3 QCVN 06:2022/BXD được sửa đổi bởi mục 1 Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BXD có quy định về buồng thang bộ phải được bảo đảm chiếu sáng tự nhiên hoặc nhân tạo như sau:

Trường hợp 1: Chiếu sáng tự nhiên:

Trừ buồng thang bộ loại L2 và phần cầu thang tại tầng hầm, tầng bán hầm, việc bảo đảm chiếu sáng có thể được thực hiện bằng các lỗ lấy ánh sáng với diện tích không nhỏ hơn 1,2 m2 trên các tường ngoài ở mỗi tầng.

Các buồng thang bộ loại L2 và phần cầu thang tại tầng hầm, tầng bán hầm phải có lỗ lấy ánh sáng trên mái có diện tích không nhỏ hơn 4 m2 với khoảng hở giữa các vế thang có chiều rộng không nhỏ hơn 0,7 m hoặc giếng lấy sáng theo suốt chiều cao của buồng thang bộ với diện tích mặt cắt ngang không nhỏ hơn 2 m2.

Cho phép bố trí không quá 50 % buồng thang bộ bên trong không có các lỗ lấy ánh sáng, dùng để thoát nạn, trong các trường hợp sau:

- Các nhà thuộc nhóm F2, F3 và F4: đối với buồng thang loại N2 hoặc N3 có áp suất không khí dương khi cháy;

- Các nhà thuộc nhóm F5 hạng C có chiều cao PCCC tới 28 m, còn hạng D và E không phụ thuộc chiều cao PCCC của nhà: đối với buồng thang loại N3 có áp suất không khí dương khi cháy.

Trường hợp 2: Chiếu sáng nhân tạo:

Trường hợp không bố trí được các lỗ cửa như quy định chiếu sáng tự nhiên thì:

Các buồng thang bộ thoát nạn phải được trang bị chiếu sáng nhân tạo, được cấp điện như chú thích tại 3.4.13 QCVN 06:2022/BXD bảo đảm nguyên tắc duy trì liên tục nguồn điện cấp cho hệ thống chiếu sáng hoạt động ổn định khi có cháy xảy ra, và ánh sáng phải đủ để người thoát nạn theo các buồng thang này có thể nhìn rõ đường thoát nạn và không bị lóa mắt.

Nếu là buồng thang bộ thông thường thì phải bố trí các lỗ thoát khói trên tum thang với tổng diện tích tối thiểu bằng 10 % diện tích phủ bì (tính cả tường bao che) của sàn buồng thang (không yêu cầu bố trí lỗ thoát khói nếu nhà có tối thiểu hai cầu thang thoát nạn hoặc một cầu thang thoát nạn nhưng có các lối thoát nạn khẩn cấp khác như quy định tại 3.2.6.2).

Trong các buồng thang bộ không cho phép bố trí những thiết bị gì?

Tại tiết 3.4.5 Tiểu mục 3.4 Mục 3 QCVN 06:2022/BXD được sửa đổi bởi mục 1 Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BXD có quy định trong các buồng thang bộ và khoang đệm (nếu có) không cho phép bố trí:

(1) Các ống dẫn khí cháy và chất lỏng cháy được;

(2) Các tủ tường, trừ các tủ thông tin liên lạc và tủ chứa các họng nước chữa cháy;

(3) Các cáp và dây điện đi hở (trừ dây điện cho thiết bị điện dòng thấp và dây điện cho chiếu sáng hành lang và buồng thang bộ);

(4) Các lối ra từ thang tải và thiết bị nâng hàng;

(5) Các lối ra gian phòng kho hoặc phòng kỹ thuật;

(6) Các thiết bị nhô ra khỏi mặt tường ở độ cao dưới 2,2 m tính từ bề mặt của các bậc và chiếu thang.

Trong không gian của các buồng thang bộ thoát nạn và khoang đệm ngăn cháy có áp suất không khí dương khi có cháy, không cho phép bố trí bất kỳ, trừ các phòng vệ sinh và phòng kỹ thuật nước phòng công năng nào.

Lưu ý: Thông tư 09/2023/TT-BXD có hiệu lực từ ngày 01/12/2023.

Trân trọng!

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Hỏi đáp Pháp luật
04 trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm biển do dầu từ buồng máy của tất cả các tàu phải được kiểm tra từ ngày 01/12/2024 theo QCVN 26:2024/BGTVT?
Hỏi đáp Pháp luật
Hàm lượng Nicotin tối đa trong một điếu thuốc lá là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mã hs đồ chơi trẻ em theo QCVN 03:2019/BKHCN?
Hỏi đáp Pháp luật
Hệ thống chống hà tàu biển phải chịu các hình thức kiểm tra nào theo QCVN 74:2024/BGTVT?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định chung về kỹ thuật của khung xe mô tô, xe gắn máy từ ngày 05/12/2024 như thế nào theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 30:2024/BGTVT?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu về ghi nhãn thép không gỉ được quy định như thế nào theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 20:2019/BKHCN?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định kỹ thuật về độ rung theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 27:2010/BTNMT như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cấu trúc mã định danh và định dạng dữ liệu gói tin phục vụ kết nối các hệ thống quản lý văn bản và điều hành theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia 102:2016/BTTTT/SĐ1:2022?
Hỏi đáp Pháp luật
Lưới độ cao là gì? Cơ quan nào đánh giá, thẩm định chứng nhận hợp quy các sản phẩm thuộc Lưới độ cao quốc gia theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 11:2008/BTNMT?
Hỏi đáp Pháp luật
Dầu nhờn động cơ đốt trong có những chỉ tiêu hóa lý bắt buộc nào theo Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia QCVN 14:2018/BKHCN?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Lương Thị Tâm Như
7,362 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào