Nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư có được bán theo Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)?
Có thể bán nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư theo Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) không?
Chiều ngày 26/10/2023, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 15 tiếp tục tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).
Tại Báo cáo số 529/BC-CP ngày 10/10/2023 góp ý về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), Chính phủ đề nghị chỉnh lý vấn đề nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư theo hướng nhà ở xã hội sử dụng vốn đầu tư công chỉ để cho thuê.
Có ý kiến khác cho rằng nếu nhà ở xã hội xây dựng bằng vốn nhà nước chỉ để cho thuê thì Nhà nước phải đầu tư nguồn lực rất lớn nên không khả thi. Qua tổng kết thực tiễn thi hành Luật Nhà ở 2014 cho thấy, việc quy định nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư chỉ để cho thuê không phát huy hiệu quả do tâm lý muốn sở hữu nhà ở của người dân Việt Nam
Trên thực tế, quỹ nhà ở xã hội để cho thuê tại các dự án hầu hết đều không lấp đầy, dẫn đến lãng phí nguồn lực, trong khi điều kiện ngân sách nhà nước hiện nay còn khó khăn.
Do đó, để hài hòa giữa nhu cầu của người dân và nguồn lực nhà nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đề nghị tiếp thu một phần ý kiến Đại biểu Quốc hội và Chính phủ để chỉnh lý khoản 1 và khoản 2 Điều 80 của dự thảo Luật.
Theo đó, đối với các dự án nhà ở xã hội được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công chỉ được cho thuê, cho thuê mua; đối với dự án nhà ở xã hội được đầu tư bằng nguồn vốn khác của Nhà nước thì được bán, cho thuê, cho thuê mua.
Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo
Nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư có được bán theo Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)? (Hình từ Internet).
Dự thảo Luật Nhà ở bao gồm những nội dung gì?
Theo Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi, Dự thảo này gồm 13 chương với 232 Điều
Tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 15, Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi gồm 13 Chương với 232 Điều.
Phạm vi điều chỉnh của Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi quy định về:
- Sở hữu, phát triển, quản lý, sử dụng nhà ở;
- Giao dịch về nhà ở; quản lý nhà nước về nhà ở tại Việt Nam.
Đối với giao dịch mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thương mại, nhà ở xã hội của các doanh nghiệp, hợp tác xã có chức năng kinh doanh bất động sản, giao dịch chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thì thực hiện theo quy định của pháp luật kinh doanh bất động sản.
Nếu Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi được Quốc hội thông qua, Luật Nhà ở sửa đổi sẽ áp dụng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến sở hữu, phát triển, quản lý vận hành, sử dụng, giao dịch về nhà ở và quản lý nhà nước về nhà ở tại Việt Nam.
Dự kiến, Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi được sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 15
Theo Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), hợp đồng nhà ở bao gồm những nội dung gì?
Hợp đồng về nhà ở quy định tại Điều 184 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) sửa đổi, bổ sung Điều 121 Luật Nhà ở 2014, hợp đồng về nhà ở do các bên thỏa thuận và phải được lập thành văn bản bao gồm các nội dung sau đây:
- Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;
- Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó.
Đối với hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua căn hộ chung cư thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn xây dựng căn hộ; mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt ban đầu;
- Thời hạn sở hữu nhà chung cư theo hồ sơ thiết kế của nhà chung cư (PA1 quy định nhà chung cư sở hữu có thời hạn); thời hạn sử dụng theo hồ sơ thiết kế công trình nhà chung cư (áp dụng cho PA2 không quy định về thời hạn sở hữu)
- Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá; trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó;
- Thời hạn và phương thức thanh toán tiền nếu là trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;
- Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở được đầu tư xây dựng mới; thời hạn cho thuê, cho thuê mua, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; thời hạn góp vốn;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Cam kết của các bên;
- Các thỏa thuận khác;
- Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;
- Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;
- Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Cập nhật mức tăng lương hưu từ trước đến nay? Có được ủy quyền cho người khác nhận lương hưu hay không?
- Chính phủ quyết định tăng lương hưu cho cán bộ công chức viên chức, người lao động từ 01/7/2025 được điều chỉnh dựa trên cơ sở nào?
- Kế hoạch Tổ chức Cuộc thi viết Vòng tay Công đoàn lần 5 năm 2024?
- 05 Mẫu bài phát biểu nghỉ hưu hay nhất dành cho giáo viên?