Mẫu phiếu dự giờ và cách đánh giá phiếu dự giờ dành cho giáo viên mới nhất?
Mẫu phiếu dự giờ và cách đánh giá phiếu dự giờ dành cho giáo viên mới nhất?
Sau đây là mẫu phiếu dự giờ dành cho giáo viên có thể tham khảo:
[1] Mẫu phiếu dự giờ số 1: tải về
Cách xếp loại:
Loại Giỏi:
a) Điểm tổng cộng đạt từ 17,0 – 20,0 điểm;
b) Tất cả các tiêu chí đạt từ 1,25 điểm trở lên.
Loại Khá:
a) Điểm tổng cộng đạt từ 13,0 – dưới 17,0 điểm;
b) Tất cả các tiêu chí đạt từ 1,0 điểm trở lên.
Loại Trung bình:
a) Điểm tổng cộng đạt từ 10 – dưới 13,0 điểm;
b) Tất cả các tiêu chí đạt từ 0,75 điểm trở lên.
Loại yếu, kém: Điểm tổng cộng đạt dưới 10 điểm;
* Lưu ý:
- Trường hợp giờ dạy có nhiều giáo viên đánh giá, điểm trung bình của giờ dạy có thể để điểm lẻ làm tròn đến 0,25đ. Việc cho điểm phải dựa trên phân tích các ưu, khuyết điểm và mức độ cần đạt của từng tiêu chí.
- Trường hợp đủ điểm, nhưng không đủ các điều kiện xếp loại thì được xếp loại dưới liền kề.
[2] Mẫu phiếu dự giờ số 2: tải về
Cách đánh giá
a) Loại Giỏi: 17,50 – 20,0 điểm; các tiêu chí 5, 7, 11, 12 phải đạt 2,0 điểm; các tiêu chí còn lại phải đạt từ mức 2 tương ứng trở lên.
b) Loại Khá: 14,50 – 17,25 điểm; các tiêu chí 5, 11, 12 phải đạt 2,0 điểm.
c) Loại Trung bình: 10,00 – 14,25 điểm.
d) Loại không đạt: Dưới 10,0 điểm.
Lưu ý: Trường hợp tổng điểm đạt loại Giỏi nhưng bị khống chế các tiêu chí thì xếp loại Khá; Tổng điểm đạt loại Khá nhưng bị khống chế các tiêu chí thì được xếp loại Trung bình.
Mẫu phiếu dự giờ và cách đánh giá phiếu dự giờ dành cho giáo viên mới nhất? (Hình từ Internet)
Quy định về số tiết dự giờ của giáo viên hiện nay?
Theo Thông tư 12/2009/TT-BGDĐT có quy định về số tiết dự giờ của giáo viên trong trong tiêu chí thực hiện chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục là: Lãnh đạo nhà trường (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng) đảm bảo dự ít nhất 01 tiết dạy/giáo viên; tổ trưởng, tổ phó đảm bảo dự giờ giáo viên trong tổ chuyên môn ít nhất 04 tiết dạy/giáo viên; mỗi giáo viên thực hiện ít nhất 02 bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin, 04 tiết dạy của hội giảng hoặc thao giảng do nhà trường tổ chức và 18 tiết dự giờ đồng nghiệp trong hoặc ngoài nhà trường
Tuy nhiên Thông tư 12/2009/TT-BGDĐT đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Thông tư 42/2012/TT-BGDĐT được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT đều không còn quy định về số tiết dự giờ của giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông nữa.
Tại khoản 2 Điều 21 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định về hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục như sau:
Hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục
1. Đối với nhà trường
a) Sổ đăng bộ.
b) Học bạ.
c) Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp.
d) Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường và kế hoạch hoạt động giáo dục theo năm học.
đ) Sổ quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên.
e) Hồ sơ phổ cập giáo dục.
f) Hồ sơ quản lý tài sản, tài chính.
g) Sổ quản lý các văn bản.
h) Hồ sơ giáo dục học sinh khuyết tật (nếu có học sinh khuyết tật học tập).
2. Đối với giáo viên
a) Kế hoạch bài dạy.
b) Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ và theo dõi đánh giá kết quả học tập của học sinh.
c) Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên chủ nhiệm).
d) Sổ công tác Đội (đối với Tổng phụ trách Đội).
...
Theo đó, trong pháp luật về giáo dục hiện nay chỉ có quy định về dự giờ đối với giáo viên tiểu học. Tuy nhiên cũng không có quy định cụ thể về số tiết dự giờ của giáo viên mà chỉ đề cập đến hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục có sổ dự giờ
Quy định về dự giờ đối với giáo viên chủ nhiệm như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 29 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định về quyền của giáo viên, nhân viên như sau:
Quyền của giáo viên, nhân viên
...
2. Giáo viên làm công tác chủ nhiệm, ngoài những quyền nêu tại khoản 1 của Điều này, còn có các quyền sau đây
a) Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp mình chủ nhiệm.
b) Được dự các cuộc họp của hội đồng thi đua khen thưởng và các hội đồng khác khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp mình chủ nhiệm.
c) Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm.
d) Được quyền cho phép cá nhân học sinh nghỉ học không quá 03 ngày liên tục.
đ) Được giảm giờ lên lớp hàng tuần và các quyền khác theo quy định.
...
Tại khoản 2 Điều 29 Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kem theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về quyền của giáo viên, nhân viên như sau:
Quyền của giáo viên, nhân viên
...
2. Giáo viên làm công tác chủ nhiệm, ngoài các quyền quy định tại khoản 1 Điều này, có những quyền sau đây:
a) Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp do mình làm chủ nhiệm.
b) Được dự các cuộc họp của hội đồng khen thưởng và hội đồng kỷ luật khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp do mình làm chủ nhiệm.
c) Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm.
d) Được quyền cho phép cá nhân học sinh có lý do chính đáng nghỉ học không quá 03 ngày liên tục.
đ) Được giảm định mức giờ dạy theo quy định.
Theo đó, giáo viên chủ nhiệm của các lớp trong hệ thống giáo dục phổ thông có thể dự giờ lớp mình chủ nhiệm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?