Phân biệt tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai khác nhau như thế nào?
Theo pháp luật hiện nay tài sản có các loại nào?
Căn cứ theo Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Trong đó, quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.
Tài sản sẽ bao gồm động sản và bất động sản. Bất động sản hay động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Mặt khác, theo quy định tại Điều 107 Bộ luật Dân sự 2015, động sản là những tài sản không phải là bất động sản. Bất động sản sẽ bao gồm:
- Đất đai.
- Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai.
- Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng.
- Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Phân biệt tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai khác nhau như thế nào? (Hình từ Internet)
Phân biệt tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai khác nhau như thế nào?
Việc phân biệt tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai được thực hiện như sau:
Nội dung | Tài sản hiện có | Tài sản hình thành trong tương lai |
Khái niệm (theo Điều 108 Bộ luật Dân sự 2015) | Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch. | Tài sản hình thành trong tương lai sẽ bao gồm: - Tài sản chưa hình thành. - Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch. |
Thời gian xác lập quyền sỡ hữu | Trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch tài sản | Sau thời điểm xác lập giao dịch tài sản đối với tài sản đã hình thành |
Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ | Tất cả tài sản hiện có. Trừ trường trường hợp Bộ luật Dân sự 2015, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm. (theo Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP) | Không áp dụng đối với tài sản hình thành trong tương lai là quyền sử dụng đất. (theo khoản 4 Điều 10 Nghị định 21/2021/NĐ-CP) Không áp dụng với tài sản thuộc trường trường hợp Bộ luật Dân sự 2015, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm. (theo Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP) |
Rủi ro khi sử dụng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ | Thấp | Cao |
Nội dung so sánh trên chỉ mang tính chất tham khảo
Tài sản hình thành trong trương lai có được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hay không?
Theo quy định tại Điều 295 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản bảo đảm như sau:
Tài sản bảo đảm
1. Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.
2. Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.
3. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.
4. Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.
Ngoài ra, căn cứ theo Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cụ thể như:
Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
1. Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm;
....
Theo khoản 4 Điều 10 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất cụ thể như:
Quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
....
4. Việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản hình thành trong tương lai không áp dụng đối với quyền sử dụng đất.
Thông qua quy định trên, tài sản hình thành trong tương lai vẫn được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, trừ các trường hợp sau đây:
- Tài sản hình thành trong tương lai thuộc trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm.
- Tài sản hình thành trong tương lai là quyền sử dụng đất.
Trong đó, giá trị của tài sản hình thành trong tương lai được dùng làm tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy? Ngày 11 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong quan hệ lao động như thế nào?
- Phê duyệt Đề án Thành lập và phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam?
- Từ 10/2/2025, cơ quan thanh tra Công an nhân dân gồm những ai?
- Thiết bị giám sát hành trình là gì theo QCVN 06:2024/BCA?