Hành khách bị nhỡ tàu do lỗi của doanh nghiệp thì có được trả toàn bộ tiền vé không?
Doanh nghiệp phải thay đổi toa xe, thay tàu so với vé đã bán thì việc thay đổi chỗ trên tàu được giải quyết như thế nào?
Tại Điều 21 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT trong trường hợp doanh nghiệp phải thay đổi toa xe, thay tàu so với vé đã bán thì việc thay đổi chỗ trên tàu được giải quyết như sau:
- Hành khách có vé hạng cao mà không có chỗ nên phải sử dụng chỗ vé có hạng thấp hơn ngoài ý muốn của hành khách thì tại ga đến, doanh nghiệp phải hoàn lại tiền chênh lệch trên đoạn đường hành khách đã sử dụng chỗ vé hạng thấp và không được thu thêm các khoản chi phí liên quan.
Thứ hạng của chỗ trên tàu do doanh nghiệp quy định.
- Hành khách có vé hạng thấp mà không có chỗ được doanh nghiệp bố trí chỗ hạng cao hơn thì hành khách không phải trả thêm tiền.
- Trường hợp tại ga đi tàu, khi hành khách không chấp nhận đi tàu thì doanh nghiệp phải trả lại toàn bộ tiền vé cho hành khách.
Trường hợp tại ga dọc đường, khi hành khách không chấp nhận đổi chỗ để tiếp tục đi tàu thì doanh nghiệp phải trả lại tiền vé cho hành khách tính từ ga dọc đường đó đến ga xuống tàu của hành khách ghi trên vé.
Hành khách bị nhỡ tàu do lỗi của doanh nghiệp thì có được trả toàn bộ tiền vé không? (Hình từ Internet)
Hành khách bị nhỡ tàu do lỗi của doanh nghiệp vận tải thì có được trả toàn bộ tiền vé không?
Tại Điều 23 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT có quy định về hành khách bị nhỡ tàu như sau:
Hành khách bị nhỡ tàu
1. Hành khách bị nhỡ tàu không do lỗi của doanh nghiệp thì vé không còn giá trị sử dụng. Doanh nghiệp quy định cụ thể các trường hợp nhỡ tàu do nguyên nhân khách quan và các biện pháp giải quyết để hỗ trợ hành khách.
2. Hành khách bị nhỡ tàu do lỗi của doanh nghiệp thì giải quyết như sau:
a) Đại diện của doanh nghiệp xác nhận bố trí để hành khách đi chuyến tàu sớm nhất có quy định dừng ở ga đến ghi trên vé của hành khách. Trường hợp doanh nghiệp bố trí loại chỗ có hạng thấp hơn loại chỗ ghi trên vé của hành khách thì doanh nghiệp có trách nhiệm trả lại tiền chênh lệch giữa tiền ghi trên vé của hành khách và tiền của loại chỗ thực tế trên tàu mà doanh nghiệp bố trí cho hành khách. Trường hợp doanh nghiệp bố trí chỗ có hạng cao hơn loại chỗ ghi trên vé của hành khách thì hành khách không phải trả thêm tiền;
b) Hành khách có quyền yêu cầu đổi vé đi vào ngày khác cùng loại tàu tương đương với vé đã mua và chỉ được thay đổi một lần;
c) Trường hợp hành khách không tiếp tục chờ đi tàu, doanh nghiệp phải trả toàn bộ tiền vé (nếu nhỡ tàu ở ga đi) hoặc tiền vé trên đoạn đường chưa đi (nếu nhỡ tàu ở ga dọc đường);
d) Doanh nghiệp quy định việc hỗ trợ hành khách như ăn, uống, ngủ, nghỉ trong thời gian hành khách chờ đi tàu.
Như vậy, hành khách bị nhỡ tàu do lỗi của doanh nghiệp vận tải được trả toàn bộ tiền vé nếu nhỡ tàu ở ga đi và hành khách không muốn tiếp tục chờ đi tàu.
Thời hạn hoàn trả tiền vé trong trường hợp tàu bị tắc đường là bao lâu?
Tại Điều 24 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT có quy định về tàu bị tắc đường như sau:
Tàu bị tắc đường
Khi có sự cố gây tắc đường chạy tàu thì giải quyết như sau:
1. Tại ga hành khách lên tàu:
a) Hành khách có quyền từ chối đi tàu và yêu cầu doanh nghiệp trả lại toàn bộ tiền đã được ghi trên vé;
b) Trường hợp hành khách chấp nhận chờ để đi tàu, doanh nghiệp phải bố trí để hành khách được đi tàu sớm nhất.
2. Trên đường vận chuyển:
a) Nếu hành khách muốn trở về ga đi, doanh nghiệp phải bố trí đưa hành khách trở về bằng chuyến tàu đầu tiên và hành khách không phải trả tiền vé. Khi trở về, hành khách có thể xuống một ga dọc đường nếu tàu có đỗ. Doanh nghiệp phải trả lại tiền vé cho hành khách trên đoạn đường từ ga hành khách xuống tàu đến ga đến ghi trên vé;
b) Trường hợp hành khách xuống tàu tại ga có đỗ và yêu cầu trả lại tiền vé thì doanh nghiệp phải trả lại tiền vé đối với đoạn đường mà hành khách chưa đi;
c) Trường hợp hành khách chờ đợi ở ga mà tàu phải đỗ lại để chờ đi tiếp, doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện sinh hoạt tối thiểu như: Ăn, uống miễn phí cho hành khách trong suốt thời gian chờ đợi ở ga;
d) Trường hợp doanh nghiệp phải tổ chức chuyển tải, thì doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện sinh hoạt tối thiểu cho hành khách như quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
3. Thời hạn hoàn trả tiền vé không quá 30 ngày, kể từ ngày hành khách xuống tàu.
Như vậy, thời hạn hoàn trả tiền vé trong trường hợp tàu bị tắc đường là tối đa không quá 30 ngày được tính từ ngày hành khách xuống tàu.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hiệu cấu thành tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự theo pháp luật Hình sự?
- Giấy chứng nhận phần vốn góp công ty hợp danh bao gồm các nội dung nào?
- Ai là Tổng Tư lệnh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ?
- Từ 25/01/2025, chỉ được dùng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong trường hợp nào?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2021-2030) nêu phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp: “Tăng cường hợp tác quốc tế về quốc phòng, an ninh, thực hiện tốt nhiệm vụ tham gia gì?