Được phép mang động vật sống khi lên tàu không? Hành lý ký gửi khi đi tàu bị mất, hư hỏng thì được bồi thường như thế nào?
Hành lý ký gửi khi đi tàu phải đáp ứng điều kiện gì?
Tại Điều 13 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT có quy định hành lý ký gửi khi đi tàu hỏa phải đáp ứng điều kiện sau:
- Hành lý ký gửi phải được hành khách, người gửi hành lý ký gửi đóng gói chắc chắn theo đúng quy định của doanh nghiệp về kích thước, trọng lượng mỗi kiện hàng.
Đảm bảo không bị mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng trong quá trình vận chuyển;
- Bên ngoài bao gói của hành lý ký gửi phải có các thông tin sau: Họ tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax (nếu có) của hành khách, người gửi hành lý ký gửi, người nhận hành lý ký gửi; số hiệu vé hành lý ký gửi; ký hiệu, biểu trưng đặc tính của hàng hóa;
- Trước khi nhận vận chuyển, doanh nghiệp có trách nhiệm kiểm tra bao gói và yêu cầu sửa chữa, bổ sung cho đúng quy định, trường hợp nghi ngờ về tính xác thực của hàng hóa chứa bên trong, doanh nghiệp được quyền yêu cầu hành khách, người gửi hành lý ký gửi mở bao gói để kiểm tra.
Lưu ý: Những loại hành lý ký gửi không bắt buộc phải đóng gói khi vận chuyển sẽ đo doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt quy định.
Được phép mang động vật sống khi lên tàu không? Hành lý ký gửi khi đi tàu bị mất, hư hỏng thì được bồi thường như thế nào? (Hình từ Internet)
Được phép mang động vật sống khi lên tàu không?
Tại khoản 6 Điều 13 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT có quy định về vận tải hành lý bằng đường sắt như sau:
Quy định vận tải hành lý
...
6. Những vật dụng, hàng hóa không được mang theo người bao gồm:
a) Hàng nguy hiểm;
b) Vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép sử dụng hợp lệ;
c) Những chất gây mất vệ sinh, làm bẩn toa xe;
d) Thi hài, hài cốt;
đ) Hàng hóa cấm lưu thông;
e) Động vật sống (trừ chó cảnh, mèo, chim, cá cảnh nhưng phải có trang bị thích hợp để giữ gìn vệ sinh, không gây ảnh hưởng tới người xung quanh);
g) Vật cồng kềnh làm trở ngại việc đi lại trên tàu, làm hư hỏng trang thiết bị toa xe.
Như vậy, khi đi tàu hỏa, hành khách không được mang theo động vật sống. Tuy nhiên nếu là chó cảnh, mèo, chim, cá cảnh thì vẫn được mang lên tàu nhưng phải đảm bảo có trang bị thích hợp để giữ gìn vệ sinh, không gây ảnh hưởng tới người xung quanh.
Hành lý ký gửi khi đi tàu bị mất, hư hỏng thì được bồi thường như thế nào?
Tại Điều 29 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT có quy định về bồi thường hành lý ký gửi bị mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng do lỗi của doanh nghiệp vận tải đường sắt như sau:
Bồi thường hành lý ký gửi bị mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng do lỗi của doanh nghiệp.
1. Hành lý ký gửi bị mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng, thì được bồi thường một trong các hình thức sau đây:
a) Theo mức do hai bên thỏa thuận;
b) Theo giá thị trường của hàng hóa đó tại thời điểm trả tiền và địa điểm trả hàng; trong trường hợp không có giá thị trường của hàng hóa đó thì theo giá trị trung bình của hàng hóa cùng loại, cùng chất lượng trong khu vực nơi trả hàng.
2. Hành lý ký gửi bị mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng một phần thì bồi thường phần mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng; trường hợp mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng dẫn đến hư hỏng hoặc không sử dụng được toàn bộ thì phải bồi thường toàn bộ và doanh nghiệp được quyền sở hữu số hàng hóa tổn thất đã bồi thường.
3. Ngoài việc bồi thường thiệt hại theo quy định tại các khoản 1, khoản 2 Điều này, doanh nghiệp còn phải hoàn lại cho người gửi toàn bộ tiền vận chuyển và chi phí đã thu.
4. Hành khách, người gửi hành lý ký gửi và doanh nghiệp thỏa thuận về các hình thức và mức bồi thường được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này hoặc bằng các hình thức và mức bồi thường khác mà hai bên thống nhất thực hiện, trường hợp không thỏa thuận được thì việc bồi thường được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, hành lý ký gửi khi đi tàu bị mất, hư hỏng thì được bồi thường như sau:
- Theo thỏa thuận do hai bên thỏa thuận hoặc theo giá thị trường của hàng hóa đó tại thời điểm trả tiền và địa điểm trả hàng; nếu không có giá thị trường của hàng hóa đó thì theo giá trị trung bình của hàng hóa cùng loại, cùng chất lượng trong khu vực nơi trả hàng.
- Hành lý ký gửi khi đi tàu bị mất, hư hỏng thì được bồi thường phần bị mất, hư hỏng. Nếu mất, hư hỏng đến không sử dụng được toàn bộ thì được bồi thường toàn bộ và doanh nghiệp được quyền sở hữu số hàng hóa tổn thất đã bồi thường.
- Được hoàn lại cho người gửi toàn bộ tiền vận chuyển và chi phí đã thu.
Lưu ý: Nếu các bên không thỏa thuận được thì việc bồi thường được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giao thông đường sắt có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- 7 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Tháng 2 2025 có ngày lễ nào ở Việt Nam NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?
- Lương của người lao động tăng bao nhiêu khi hết thời gian thử việc?
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là gì? Báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất gồm những nội dung gì?