Giấy di chuyển nghĩa vụ quân sự là gì? Xin Giấy di chuyển nghĩa vụ quân sự như thế nào?
Giấy di chuyển nghĩa vụ quân sự là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 13/2016/NĐ-CP có quy định như sau:
Đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập
1. Đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đi
a) Hồ sơ
- Giấy giới thiệu di chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc Giấy giới thiệu di chuyển quân nhân dự bị;
- Bản chụp Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc Giấy chứng nhận đăng ký quân nhân dự bị (mang theo bản chính để đối chiếu);
- Bản chụp giấy giới thiệu chuyển hộ khẩu do cơ quan công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương về thay đổi nơi cư trú hoặc quyết định của người đứng đầu cơ quan, tổ chức về thay đổi nơi làm việc, học tập mới (mang theo bản chính để đối chiếu).
....
2. Đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đến
a) Hồ sơ
- Giấy giới thiệu di chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc Giấy giới thiệu di chuyển quân nhân dự bị;
- Phiếu quân nhân dự bị.
.....
Như vậy, công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự trước đó tại một địa phương khác, nhưng vì thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập nên phải xin phép chuyển nơi đăng ký nghĩa vụ quân sự thì cần Giấy di chuyển nghĩa vụ quân sự.
Theo đó, Giấy di chuyển nghĩa vụ quân sự là giấy tờ thuộc hồ sơ đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập bao gồm đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đi và đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đến.
Giấy di chuyển nghĩa vụ quân sự là gì? Xin Giấy di chuyển nghĩa vụ quân sự như thế nào? (Hình từ Internet)
Xin Giấy di chuyển nghĩa vụ quân sự như thế nào?
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 13/2016/NĐ-CP, việc xin Giấy di chuyển nghĩa vụ quân sự được thực hiện tại Ban Chỉ huy quân sự cấp xã làm thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đi khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập cụ thể như sau:
Bước 1: Công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự trực tiếp đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã làm thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đi.
Nếu không có Ban Chỉ huy quân sự cấp xã thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức cho công dân làm thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đi tại nơi cư trú.
Bước 2: Trong vòng 01 ngày, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có trách nhiệm làm thủ tục cho công dân thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đi và cấp Giấy di chuyển nghĩa vụ quân sự hoặc Giấy giới thiệu di chuyển quân nhân dự bị cho công dân,
Hồ sơ chuẩn bị cho đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đi bao gồm:
- Giấy giới thiệu di chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc Giấy giới thiệu di chuyển quân nhân dự bị.
- Bản chụp Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc Giấy chứng nhận đăng ký quân nhân dự bị (mang theo bản chính để đối chiếu).
- Bản chụp giấy giới thiệu chuyển hộ khẩu do cơ quan công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương về thay đổi nơi cư trú hoặc quyết định của người đứng đầu cơ quan, tổ chức về thay đổi nơi làm việc, học tập mới (mang theo bản chính để đối chiếu).
Mặt khác, công dân cũng phải tiến hành đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đến cụ thể như:
- Trong 10 ngày, kể từ ngày đến nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập mới, công dân có trách nhiệm đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã để trực tiếp đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đến.
Nếu không có Ban Chỉ huy quân sự cấp xã thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức cho công dân làm thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đi tại nơi cư trú.
- Trong thời hạn 01 ngày, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm hướng dẫn cho công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đến; vào Sổ đăng ký công dân sẵn sàng nhập ngũ hoặc Sổ đăng ký quân nhân dự bị; lập Phiếu quân nhân dự bị.
Chế độ trong thời gian đăng ký nghĩa vụ quân sự có gì?
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 13/2016/NĐ-CP, chế độ trong thời gian đăng ký nghĩa vụ quân sự bao gồm:
[1] Công dân đang làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước được hưởng các chế độ như sau:
- Được hưởng nguyên lương.
- Phụ cấp và tiền tàu xe đi.
[2] Công dân không thuộc các cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước được đảm bảo các chế độ sau:
- Tiền ăn bằng mức tiền một ngày ăn cơ bản của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh.
- Thanh toán tiền tàu xe đi, về theo chế độ quy định hiện hành của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?