Tự ý lấy máu của học sinh để xét nghiệm HIV bị xử lý như thế nào?
Tự ý lấy máu của học sinh để xét nghiệm HIV bị xử lý như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 20 Nghị định 117/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định về việc xử lý vi phạm quy định về tư vấn và xét nghiệm HIV như sau:
Vi phạm quy định về tư vấn và xét nghiệm HIV
...
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Khẳng định trường hợp HIV dương tính khi chưa được cơ quan có thẩm quyền công nhận đủ điều kiện khẳng định các trường hợp HIV dương tính;
b) Xét nghiệm HIV không theo các hướng dẫn của Bộ Y tế;
c) Không bảo đảm một trong các điều kiện của cơ sở xét nghiệm HIV sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện xét nghiệm HIV;
d) Khẳng định kết quả xét nghiệm HIV dương tính trong khoảng thời gian bị đình chỉ hoạt động khẳng định kết quả xét nghiệm HIV dương tính;
đ) Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính cho đối tượng không đúng quy định của pháp luật, tiết lộ bí mật kết quả xét nghiệm HIV dương tính trong trường hợp pháp luật quy định phải giữ bí mật;
e) Thực hiện xét nghiệm HIV đối với người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp, người đại diện của người đó, trừ trường hợp cấp cứu theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
...
Như vậy, theo quy định trên thì việc tự ý lấy máu của học sinh dưới 15 tuổi để xét nghiệm HIV sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng tùy vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc.
Trừ trường hợp cấp cứu theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
Lưu ý: Mức phạt tiền đối với hành vi này là của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp hai lần của cá nhân (theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP)
Tự ý lấy máu của học sinh để xét nghiệm HIV bị xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào cần được tư vấn xét nghiệm HIV?
Theo quy định tại Mục 2 Chương 1 Hướng dẫn Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS ban hành kèm theo Quyết định 5968/QĐ-BYT năm 2021 quy định về các trường hợp cần được tư vấn xét nghiệm HIV như sau:
CÁC TRƯỜNG HỢP CẦN ĐƯỢC TƯ VẤN XÉT NGHIỆM HIV
- Người có hành vi nguy cơ cao nhiễm HIV: Nam quan hệ tình dục đồng giới, người sử dụng ma túy, người bán dâm, người chuyển giới…
- Người mắc bệnh lao; người mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục; người nhiễm vi rút viêm gan C;
- Người bệnh được khám lâm sàng và cận lâm sàng, nhưng không phát hiện được nguyên nhân gây bệnh hoặc có các triệu chứng gợi ý nhiễm HIV.
- Phụ nữ mang thai.
- Vợ/chồng/con của người nhiễm HIV; anh chị em của trẻ nhiễm HIV, người phơi nhiễm với HIV.
- Bạn tình, bạn chích của người nhiễm HIV hoặc người có hành vi nguy cơ cao.
- Người trong cơ sở khép kín (phạm nhân, người cai nghiện…).
- Các trường hợp khác có nhu cầu.
Như vậy, theo quy định trên thì một số trường hợp cần được tư vấn xét nghiệm HIV, bao gồm:
- Người có hành vi nguy cơ cao nhiễm HIV: Nam quan hệ tình dục đồng giới, người sử dụng ma túy, người bán dâm, người chuyển giới…
- Người mắc bệnh lao; người mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục; người nhiễm vi rút viêm gan C;
- Người bệnh được khám lâm sàng và cận lâm sàng, nhưng không phát hiện được nguyên nhân gây bệnh hoặc có các triệu chứng gợi ý nhiễm HIV.
- Phụ nữ mang thai.
- Vợ/chồng/con của người nhiễm HIV; anh chị em của trẻ nhiễm HIV, người phơi nhiễm với HIV.
- Bạn tình, bạn chích của người nhiễm HIV hoặc người có hành vi nguy cơ cao.
- Người trong cơ sở khép kín (phạm nhân, người cai nghiện…).
- Các trường hợp khác có nhu cầu.
Quy trình thực hiện xét nghiệm HIV tại cơ sở điều trị cho trẻ dưới 18 tháng tuổi được thực hiện như thế nào?
Căn cứ quy định Tiểu mục 4.3 Mục 4 Chương 1 Hướng dẫn Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS ban hành kèm theo Quyết định 5968/QĐ-BYT năm 2021 ban hành về quy trình thực hiện xét nghiệm HIV tại cơ sở điều trị cho trẻ dưới 18 tháng tuổi được thực hiện như sau:
Bước 1: Cung cấp thông tin trước xét nghiệm cho mẹ/người chăm sóc trẻ
+ Lợi ích của chẩn đoán sớm nhiễm HIV;
+ Thông tin liên quan đến xét nghiệm chẩn đoán sớm: lấy mẫu, số lần xét nghiệm và thời gian trả kết quả xét nghiệm;
+ Khẳng định về tính bảo mật của xét nghiệm.
Bước 2: Lấy mẫu máu xét nghiệm PCR
+ Mẫu sử dụng giọt máu khô (DBS - Dried Blood Spot) trên giấy thấm hoặc máu toàn phần chống đông bằng EDTA (Ethylene Diamine Tetra Acetic).
+ Quy trình lấy máu, đóng gói, vận chuyển, tiếp nhận mẫu giọt máu khô và/hoặc máu toàn phần thực hiện theo các quy định tại Hướng dẫn quốc gia xét nghiệm HIV.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Toàn văn dự thảo Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức, người lao động công tác tại các cơ sở y tế công lập?
- Lệ phí thi đánh giá tư duy TSA đợt 1 năm 2025 của Đại học Bách khoa Hà Nội?
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ đối với Viên chức lý lịch tư pháp hạng 1 từ 15/01/2025?
- 06 biểu mẫu dùng trong công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm từ 1/1/2025?
- Vé số bị rách có lãnh thưởng được không? Trúng vé số lấy tiền ở đâu?