Thanh khoản là gì? Tính thanh khoản của cổ phiếu là gì?

Cho tôi hỏi Thanh khoản là gì? Tính thanh khoản của cổ phiếu là gì? (Câu hỏi của chị Quỳnh - Khánh Hòa)

Thanh khoản là gì? Tính thanh khoản của cổ phiếu là gì?

Pháp luật hiện hành không điều chỉnh nội dung thanh khoản là gì. Thực tế, thanh khoản là khái niệm được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực tài chính và thể hiện mức độ mà một tài sản bất kì có thể được mua hoặc bán trên thị trường mà không làm ảnh hưởng nhiều đến giá thị trường của tài sản đó.

Hay nói một cách dễ hiểu tính thanh khoản là tính chuyển đổi thành tiền mặt của một tài sản. Trong đó, tài sản có tính thanh khoản cao nhất là tiền mặt, ngược lại các tài sản khác như bất động sản, máy móc,...sẽ có tính thanh khoản thấp hơn.

Dựa vào khái niệm trên, có thể giải thích tính thanh khoản của cổ phiếu là khả năng chuyển đổi cổ phiếu thành tiền mặt cụ thể là khả năng dễ dàng giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán với giá ổn định.

Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo

Thanh khoản là gì? Tính thanh khoản của cổ phiếu là gì?

Thanh khoản là gì? Tính thanh khoản của cổ phiếu là gì? (Hình từ Internet)

Chào bán cổ phiếu thông qua các hình thức nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng như sau:

Hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng
1. Chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng bao gồm:
a) Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng để huy động thêm vốn cho tổ chức phát hành;
b) Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng để trở thành công ty đại chúng thông qua thay đổi cơ cấu sở hữu nhưng không làm tăng vốn điều lệ của tổ chức phát hành;
c) Kết hợp hình thức quy định tại các điểm a, b khoản này;
d) Chào bán chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng để thành lập quỹ đầu tư chứng khoán.
2. Chào bán thêm chứng khoán ra công chúng bao gồm:
a) Công ty đại chúng chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng hoặc phát hành quyền mua cổ phần cho cổ đông hiện hữu;
b) Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán chào bán thêm chứng chỉ quỹ ra công chúng để tăng vốn điều lệ của Quỹ đầu tư.
3. Cổ đông công ty đại chúng chào bán cổ phiếu ra công chúng.
4. Tổ chức phát hành chào bán trái phiếu và các loại chứng khoán khác ra công chúng.

Như vậy, việc chào bán cổ phiếu ra công chúng được thực hiện thông qua các hình thức sau:

[1] Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng cụ thể:

- Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng để huy động thêm vốn cho tổ chức phát hành.

- Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng để trở thành công ty đại chúng thông qua thay đổi cơ cấu sở hữu nhưng không làm tăng vốn điều lệ của tổ chức phát hành.

- Kết hợp cả 02 hình thức này.

[2] Chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng:

- Công ty đại chúng chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng hoặc phát hành quyền mua cổ phần cho cổ đông hiện hữu

[3] Quyền mua cổ phần ra công chúng: Cổ đông công ty đại chúng chào bán cổ phiếu ra công chúng.

Công ty cổ phần muốn chào bán cổ phiếu lần đầu cần đáp ứng điều kiện gì?

Theo quy định Điều 15 Luật Chứng khoán 2019, công ty cổ phần muốn chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng cần đáp ứng các điều kiện như sau:

- Mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán.

- Hoạt động kinh doanh của 02 năm liên tục liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán;

- Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu được Đại hội đồng cổ đông thông qua;

- Tối thiểu là 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành phải được bán cho ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn; trường hợp vốn điều lệ của tổ chức phát hành từ 1.000 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành;

- Cổ đông lớn trước thời điểm chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của tổ chức phát hành phải cam kết cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ của tổ chức phát hành tối thiểu là 01 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán.

- Tổ chức phát hành không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích.

- Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán.

- Có cam kết và phải thực hiện niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán.

- Tổ chức phát hành phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của đợt chào bán

Trân trọng!

Chào bán cổ phiếu riêng lẻ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Chào bán cổ phiếu riêng lẻ
Hỏi đáp Pháp luật
Thanh khoản là gì? Tính thanh khoản của cổ phiếu là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Chế độ chào bán cổ phiếu riêng lẻ để hoán đổi
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty đại chúng được phép chào bán cổ phiếu riêng lẻ với giá thấp hơn mệnh giá không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chào bán cổ phiếu riêng lẻ
Dương Thanh Trúc
1,056 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào