Đối tượng nào bắt buộc phải tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động?

Xin hỏi: Đối tượng nào bắt buộc phải tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động?- Câu hỏi của anh Tường (Hà Nội).

Đối tượng nào bắt buộc phải tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động?

Tại Điều 17 Nghị định 44/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP có quy định đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động như sau:

- Nhóm 1:

+ Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương;

+ Cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại Khoản này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.

- Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:

+ Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở;

+ Người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

- Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

- Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm 1, 3, 5, 6, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.

- Nhóm 5: Người làm công tác y tế.

- Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động.

Đối tượng nào bắt buộc phải tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động?

Đối tượng nào bắt buộc phải tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động? (Hình từ Internet)

Thời gian huấn luyện tối thiểu về an toàn vệ sinh lao động bao lâu?

Tại Điều 19 Nghị định 44/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP có quy định về thời gian huấn luyện tối thiểu về an toàn vệ sinh lao động như sau:

- Nhóm 1, nhóm 4: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.

- Nhóm 2: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 48 giờ, bao gồm cả thời gian huấn luyện lý thuyết, thực hành và kiểm tra.

- Nhóm 3: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 24 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.

- Nhóm 5: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.

- Nhóm 6: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 4 giờ ngoài nội dung đã được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.

Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động có cần huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động không?

Tại Điều 14 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định về huấn luyện an toàn vệ sinh lao động như sau:

Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
1. Người quản lý phụ trách an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác y tế, an toàn, vệ sinh viên trong cơ sở sản xuất, kinh doanh phải tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và được tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cấp giấy chứng nhận sau khi kiểm tra, sát hạch đạt yêu cầu.
Trường hợp có thay đổi về chính sách, pháp luật hoặc khoa học, công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động thì phải được huấn luyện, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động.
2. Người sử dụng lao động tổ chức huấn luyện cho người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và cấp thẻ an toàn trước khi bố trí làm công việc này.
3. Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động phải được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động khi làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và được cấp thẻ an toàn.
Nhà nước có chính sách hỗ trợ học phí cho người lao động quy định tại khoản này khi tham gia khóa huấn luyện. Mức, đối tượng và thời gian hỗ trợ do Chính phủ quy định chi tiết tùy theo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
...

Như vậy, người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động vẫn bắt buộc phải được huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động khi làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và cấp thẻ an toàn trước khi bố trí làm công việc này.

Trân trọng!

An toàn vệ sinh lao động
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về An toàn vệ sinh lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Hạn nộp báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động năm 2024 đối với doanh nghiệp là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hội đồng sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có những nhiệm vụ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu báo cáo tình hình hoạt động kiểm định, máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu số 03 đơn đề nghị cấp/cấp lại chứng chỉ kiểm định viên trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động theo Nghị định 04?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp nào phải đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn vệ sinh lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về An toàn vệ sinh lao động năm 2024 tỉnh Cà Mau?
Hỏi đáp Pháp luật
Có cần phải huấn luyện an toàn vệ sinh lao động định kỳ đối với nhân viên làm bộ phận văn phòng, bộ phận bán hàng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Câu chuyện hay ấn tượng tình huống về việc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động năm 2024? Nhà nước có chính sách gì về an toàn vệ sinh lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài viết trình bày suy nghĩ, chia sẻ cảm nhận về việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động không quá 1000 chữ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về An toàn vệ sinh lao động
Lương Thị Tâm Như
2,307 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào