Các tội nào xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại?
Các tội nào xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại?
Căn cứ quy định Mục 1 Chương 18 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về các tội danh liên quan đến xâm phạm trật tự quản lý kinh tế như sau:
Cụ thể từng tội danh liên quan đến tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại như sau:
- Tội buôn lậu (Điều 188)
- Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Điều 189)
- Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190)
- Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm (Điều 191)
- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192)
- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193)
- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194)
- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi (Điều 195)
- Tội đầu cơ (Điều 196)
- Tội quảng cáo gian dối (Điều 197)
- Tội lừa dối khách hàng (Điều 198)
- Tội vi phạm các quy định về cung ứng điện (Điều 199)
Tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là hành vi của cá nhân hoặc tổ chức làm xâm hại nền kinh tế quốc dân, gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước trong quản lý kinh tế, xâm hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức và của công dân qua việc vi phạm quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế.
Các tội nào xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại? (Hình từ Internet)
Pháp nhân thương mại phạm tội có các nguyên tắc xử lý như thế nào?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 3 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về nguyên tắc xử lý như sau:
Nguyên tắc xử lý
....
2. Đối với pháp nhân thương mại phạm tội:
a) Mọi hành vi phạm tội do pháp nhân thương mại thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật;
b) Mọi pháp nhân thương mại phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế;
c) Nghiêm trị pháp nhân thương mại phạm tội dùng thủ đoạn tinh vi, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;
d) Khoan hồng đối với pháp nhân thương mại tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại gây ra, chủ động ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả xảy ra.
Như vậy, pháp nhân thương mại phạm tội có các nguyên tắc xử lý như sau:
- Mọi hành vi phạm tội do pháp nhân thương mại thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật;
- Mọi pháp nhân thương mại phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế;
- Nghiêm trị pháp nhân thương mại phạm tội dùng thủ đoạn tinh vi, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;
- Khoan hồng đối với pháp nhân thương mại tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại gây ra, chủ động ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả xảy ra.
Pháp nhân thương mại phạm tội thì phải chịu các hình phạt nào?
Căn cứ quy định Điều 33 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về các hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội như sau:
Các hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội
1. Hình phạt chính bao gồm:
a) Phạt tiền;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
2. Hình phạt bổ sung bao gồm:
a) Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định;
b) Cấm huy động vốn;
c) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính.
3. Đối với mỗi tội phạm, pháp nhân thương mại phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.
Như vậy, các pháp nhân thương mại khi phạm tội thì sẽ tuỳ thuộc vào mức độ của hành vi vi phạm mà phải chịu các hình phạt sau đây:
- Đối với hình phạt chính bao gồm:
+ Phạt tiền;
+ Đình chỉ hoạt động có thời hạn;
+ Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
- Đối với hình phạt bổ sung bao gồm:
+ Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định;
+ Cấm huy động vốn;
+ Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính.
Lưu ý: Đối với mỗi tội phạm, pháp nhân thương mại phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?