Những loại thuế nào mà văn phòng đại diện phải nộp?
Những loại thuế nào mà văn phòng đại diện phải nộp?
Thông thường, khi thành lập văn phòng đại diện sẽ có một số loại thuế mà doanh nghiệp, trong đó có một số loại thuế đáng được chú ý, bao gồm:
Thuế môn bài.
Thuế giá trị gia tăng.
Thuế thu nhập cá nhân.
Theo đó, văn phòng đại diện có phải nộp thuế không, trong trường hợp nào văn phòng đại diện được miễn thuế, Bài viết sau đây sẽ giúp người đọc hiểu hơn về văn phòng đại diện.
Văn phòng đại diện có phải nộp thuế môn bài không?
Thuế môn bài là loại thuế kinh doanh của tổ chức và cá nhân kinh doanh thường xuyên hoặc buôn từng chuyến hàng đều phải nộp theo Pháp lệnh Thuế Công thương nghiệp 1983 (đã hết hiệu lực).
Tuy nhiên đến năm 2015 khi Luật Phí và lệ phí 2015 ra đời và có hiệu lực thì đã bãi bỏ đi thuật ngữ về thuế môn bài và thay vào đó là thuật ngữ lệ phí môn bài.
Do đó, thuật ngữ “thuế môn bài” không còn được sử dụng rộng rãi. Mà thay vào đó thuật ngữ “lệ phí môn bài” được dùng thay thế.
Đầu tiên, theo khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 có định nghĩa về văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.
Đồng thời, tại Điều 2 Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về người nộp lệ phí môn bài cụ thể như sau:
Người nộp lệ phí môn bài
Người nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định này, bao gồm:
1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã.
3. Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
5. Tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh.
6. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này (nếu có).
7. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Từ những quy định trên, văn phòng đại diện có phải nộp thuế môn bài hay không thì được căn cứ vào 02 trường hợp như sau:
- Nếu văn phòng đại diện có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì phải nộp lệ phí môn bài.
- Nếu văn phòng đại diện không hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì không phải nộp lệ phí môn bài.
Những loại thuế nào mà văn phòng đại diện phải nộp? (Hình từ Internet)
Văn phòng đại diện có phải nộp thuế giá trị gia tăng không?
Đầu tiên, tại Điều 3 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 có quy định về hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008.
Đồng thời, tại Điều 4 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 quy định về người nộp thuế cụ thể như sau:
Người nộp thuế
Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu).
Mặc khác, về cơ bản văn phòng đại diện vẫn phụ thuộc vào trụ sở chính của doanh nghiệp và được đại diện theo dạng ủy quyền nen sẽ không có tư cách pháp nhân vì không tham gia trực tiếp các quan hệ pháp luật với một tư cách độc lập.
Ngoài ra, văn phòng đại diện cũng không có chức năng kinh doanh, không phát sinh doanh thu nên không cần thực hiện thủ tục kê khai thuế mà công ty sẽ thực hiện kê khai tập trung tại trụ sở chính. Do đó mà không phải nộp thuế giá trị gia tăng.
Đối với các chi phí đầu vào liên quan đến hoạt động của văn phòng đại diện thì công ty được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng nếu đáp ứng các điều kiện về khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo quy định.
Văn phòng đại diện có phải khấu trừ, kê khai và nộp thuế TNCN cho người lao động không?
Căn cứ theo Điều 19 Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định về khai thuế, tính thuế, phân bổ thuế thu nhập cá nhân như sau:
Khai thuế, tính thuế, phân bổ thuế thu nhập cá nhân
...
3. Khai thuế, nộp thuế:
a) Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công:
a.1) Người nộp thuế chi trả tiền lương, tiền công cho người lao động làm việc tại đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh tại tỉnh khác với nơi có trụ sở chính, thực hiện khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công theo quy định và nộp hồ sơ khai thuế theo mẫu số 05/KK-TNCN, phụ lục bảng xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp cho các địa phương được hưởng nguồn thu theo mẫu số 05-1/PBT-KK-TNCN ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; nộp số thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công vào ngân sách nhà nước cho từng tỉnh nơi người lao động làm việc theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư này. Số thuế thu nhập cá nhân xác định cho từng tỉnh theo tháng hoặc quý tương ứng với kỳ khai thuế thu nhập cá nhân và không xác định lại khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
a.2) Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công thuộc diện trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế bao gồm: cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công được trả từ nước ngoài; cá nhân không cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công phát sinh tại Việt Nam nhưng được trả từ nước ngoài; cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức Quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam chi trả nhưng chưa khấu trừ thuế; cá nhân nhận cổ phiếu thưởng từ đơn vị chi trả.
...
Có thể hiểu rằng văn phòng đại diện sẽ không được đương nhiên có quyền ký kết hợp đồng mà thay vào đó quyền này sẽ được phát sinh có người đại diện của công ty ủy quyền lại cho người đứng đầu văn phòng đại diện theo Điều 85 Bộ luật Dân sự 2015.
Tuy nhiên, nếu văn phòng đại diện không được ủy quyền ký hợp đồng lao động thì sẽ không phát sinh tiền lương cho người lao động. Do đó, văn phòng đại diện sẽ không phải kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân.
Mặt khác, nếu doanh nghiệp là người ký hợp đồng lao động và chi trả toàn bộ tiền lương, tiền công của người lao độgn làm việc tại văn phòng đại diện thì doanh nghiệp phải có trách nhiệm khấu trừ, kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân chứ không phải văn phòng đại diện.
Do đó, văn phòng đại diện không ký kết hợp đồng lao động và không chi trả lương cho người lao động thì sẽ không phải khấu trừ, kê khai và nộp thuế TNCN cho người lao động.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?